Làm thế nào để có sách giáo khoa tốt nhất cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục?

Đặng Chung |

10h sáng ngày 17.9, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).

Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cho phép các tổ chức, cá nhân biên soạn nhiều sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông và lộ trình thực hiện từ năm học 2020-2021.

Thực tế thời gian qua đã có 5 bản thảo bộ sách giáo khoa lớp 1 từ các nhà xuất bản gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để thẩm định. Tinh thần xã hội hóa theo Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội bước đầu đã có tín hiệu tốt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất lượng những bộ sách giáo khoa theo tinh thần xã hội hóa đó phải được bảo đảm. Làm sao có được những bộ sách tốt nhất cho học sinh?

Những ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều quanh việc hai cuốn sách “Tiếng Việt và Toán lớp 1” của  tài liệu “Công nghệ giáo dục” do Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ trì biên soạn không được Hội đồng thẩm định sách giáo khoa mới thông qua, để trở thành một trong những bộ sách của chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều đáng nói Bộ sách này đã có 40 năm được đưa vào giảng dạy ở nhiều địa phương, với hơn 930.000 học sinh lớp 1 đang theo học.

Việc triển khai “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội được kỳ vọng sẽ xóa độc quyền sách giáo khoa, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh và giáo viên có được những bộ sách giáo khoa tốt nhất.

Nhưng qua những tranh cãi về việc bộ sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị loại ngay từ vòng thẩm định, có thể thấy vấn đề làm thế nào chọn được bộ sách tốt nhất, chất lượng nhất, đặc biệt nhận được sự đồng thuận của người dân là rất quan trọng và cần được đặt ra.

Từ những lý do này, 10h sáng nay – ngày 17.9, Báo Lao Động tổ chức tọa đàm với chủ đề “Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Chúng tôi hy vọng, thông qua buổi tọa đàm này, các chuyên gia sẽ cùng bàn luận, đưa ra góc nhìn, cũng như giải pháp, vì một mục tiêu trong tương lai sẽ chọn được những bộ sách giáo khoa tốt nhất cho học sinh, vì sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của các khách mời:

- Tiến sĩ Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;

- Tiến sĩ Thái Văn Tài - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT;

- PGS-TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).

Mọi câu hỏi cho khách mời, bạn đọc vui lòng gửi về địa chỉ email: toasoan@laodong.com.vn

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Số phận “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại sẽ ra sao sau khi bị loại?

Đặng Chung |

Theo quy định, chỉ những bộ sách được Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá "đạt", thì mới có thể đưa vào giảng dạy trong các trường học khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các thành viên Hội đồng thẩm định nói gì về sách Công nghệ giáo dục?

Đặng Chung |

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá các bản thảo  "Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không đáp ứng đầy đủ 13 tiêu chí của sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sách còn có nhiều nội dung hàn lâm, quá tải với học sinh lớp 1.

GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về việc sách giáo khoa Công nghệ giáo dục bị loại

Đặng Chung |

Giáo sư Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của sách "Công nghệ giáo dục" - cho biết, ông không bất ngờ với kết quả sách của ông bị hội đồng thẩm định quốc gia loại ngay từ vòng đầu.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Số phận “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại sẽ ra sao sau khi bị loại?

Đặng Chung |

Theo quy định, chỉ những bộ sách được Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá "đạt", thì mới có thể đưa vào giảng dạy trong các trường học khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các thành viên Hội đồng thẩm định nói gì về sách Công nghệ giáo dục?

Đặng Chung |

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá các bản thảo  "Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không đáp ứng đầy đủ 13 tiêu chí của sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sách còn có nhiều nội dung hàn lâm, quá tải với học sinh lớp 1.

GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về việc sách giáo khoa Công nghệ giáo dục bị loại

Đặng Chung |

Giáo sư Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của sách "Công nghệ giáo dục" - cho biết, ông không bất ngờ với kết quả sách của ông bị hội đồng thẩm định quốc gia loại ngay từ vòng đầu.