Tiết dự giờ trong trường học: Khi giáo viên, học sinh trở thành diễn viên!

Đặng Chung |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời, hướng dẫn giơ tay lúc nào, phát biểu ra sao để giờ học thêm sôi nổi…

Diễn hay không diễn?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip về một tiết dạy chuyên đề tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Trong clip, cô giáo đứng trên bục giảng say sưa nói, phía dưới giáo viên dự giờ chăm chú, luôn tay ghi chép. Tiết học diễn ra sôi nổi, cô đặt câu hỏi nào, trò đều hăng hái giơ tay và trả lời đúng.

Thế nhưng, clip này đang nhận những ý kiến trái chiều. Rất nhiều người nhớ lại tiết dự giờ mình từng trải qua trong thời học sinh, với nhiều cảm xúc.

 
 Tiết học tiếng Việt của một cô giáo ở Nam Định có giáo viên dự giờ. 

“Trước ngày diễn ra tiết dự giờ, thao giảng, cô trò đều bận. Cô phân công từng người, chuẩn bị câu trả lời cho từng em. Ngày ấy ngây thơ không biết gì, bây giờ xem lại mới thấy ngày xưa mình diễn giỏi thật”- Nguyễn Lan Anh (sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ.

Khi được hỏi có hay không việc diễn, dàn dựng trong tiết dự giờ, nhiều giáo viên thành thật: “Giáo viên không chỉ cần dạy giỏi, mà cần biết diễn nữa. Vì cảm giác lo lắng khi có người đến dự giờ làm cho nhiều giáo viên phải đối phó bằng cách dặn học sinh chuẩn bị thật kỹ, chỉ chờ đến giờ G là cùng nhau diễn”.

Vì sao lại phải diễn, cô Huyền Trang (giáo viên Trường mầm non Tân Khánh, tỉnh Thái Nguyên) thẳng thắn: “Ở cấp mầm non, học sinh đang học có thể khóc toáng lên, nên mỗi khi có tiết dự giờ thực sự rất căng thẳng.

Nếu không chuẩn bị trước, khi giáo viên hỏi học sinh có thể không nói hoặc nói sai. Giáo viên sẽ mất thời gian sửa, thành ra bị quá giờ, cháy giáo án và bị đánh giá là không đạt, trừ điểm thi đua”.

Một giáo viên dạy tiểu học ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng cho biết, đôi khi thấy có lỗi với học sinh, thấy mình giả dối, vì sắp đặt trong các tiết dự giờ, nhưng không thể làm khác được.

“Hiện nay tiết dự giờ, thao giảng là hoạt động bắt buộc trong sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chỉ cần vài tiết dự giờ mà bị đánh giá là không đạt sẽ bị nhắc nhở, trừ điểm thi đua. Nhiều lúc thấy áp lực, thấy có lỗi vì những giờ học không cảm xúc, hình thức, nhưng không làm khác được” - giáo viên này chia sẻ.

Dự giờ làm tăng áp lực

Theo cô Huyền Trang, hiện nay trong các trường học, giáo viên có thể bị dự giờ đột xuất hoặc không báo trước. Có giáo viên bị ban giám hiệu dự giờ đột xuất liên tục, có người thì cả kỳ chỉ đôi lần.

Với các cấp học trên, việc dự giờ có thể giúp nâng cao chuyên môn, còn với cấp mầm non, cô Trang cho rằng đôi khi là một áp lực. Vì ngoài việc dạy, giáo viên mầm non phải đảm đương cả việc chăm sóc trẻ.

Khi được hỏi có nên duy trì tiết dự giờ hay không và bao nhiêu là đủ, cô Huyền Trang cho biết vẫn nên duy trì.

Nhưng để tiết dự giờ không trở thành nỗi ám ảnh, buộc học sinh và giáo viên phải diễn, cô cho rằng không nên lấy tiết dự giờ để bình xét, đánh giá thi đua. Nên coi đây đơn thuần là tiết sinh hoạt chuyên môn, để trao đổi, giúp đỡ giáo viên nâng cao năng lực của mình.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Bám sát nhiệm vụ giảng dạy để tổ chức phong trào thi đua

Bá Mạnh - LĐLĐ tỉnh Thái Bình |

Ngày 14.9, LĐLĐ huyện Hưng Hà (Thái Bình) cho biết, LĐLĐ huyện đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác hoạt động công đoàn các CĐCS khối trường học và triển khai nhiệm vụ công đoàn trong năm học mới.

Xử phạt 25 triệu đồng, dừng hoạt động giảng dạy với người chửi học viên là “óc lợn”

HUYÊN NGUYỄN |

Thanh tra Sở GDĐT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với Công ty MST do đã tự ý thành lập cơ sở giáo dục và 5 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến thực hiện hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học qua các clip đã được đăng tải trên mạng xã hội.

Bạn đọc viết: Hãy để kỳ thi như năm trước. Hãy cải cách năng lực giáo viên, phương pháp giảng dạy

Lê Minh Đức |

Tôi là một giảng viên toán ở HN. Nhiều năm dạy và theo dõi tiến trình cải cách giáo dục, tôi rất băn khoăn và trăn trở với nền giáo dục nước nhà. Vừa qua Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo phương án thi 2017 tôi có ý kiến như sau:

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bám sát nhiệm vụ giảng dạy để tổ chức phong trào thi đua

Bá Mạnh - LĐLĐ tỉnh Thái Bình |

Ngày 14.9, LĐLĐ huyện Hưng Hà (Thái Bình) cho biết, LĐLĐ huyện đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác hoạt động công đoàn các CĐCS khối trường học và triển khai nhiệm vụ công đoàn trong năm học mới.

Xử phạt 25 triệu đồng, dừng hoạt động giảng dạy với người chửi học viên là “óc lợn”

HUYÊN NGUYỄN |

Thanh tra Sở GDĐT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với Công ty MST do đã tự ý thành lập cơ sở giáo dục và 5 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến thực hiện hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học qua các clip đã được đăng tải trên mạng xã hội.

Bạn đọc viết: Hãy để kỳ thi như năm trước. Hãy cải cách năng lực giáo viên, phương pháp giảng dạy

Lê Minh Đức |

Tôi là một giảng viên toán ở HN. Nhiều năm dạy và theo dõi tiến trình cải cách giáo dục, tôi rất băn khoăn và trăn trở với nền giáo dục nước nhà. Vừa qua Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo phương án thi 2017 tôi có ý kiến như sau: