"Tiên học lễ, hậu học văn" vẫn phù hợp với mọi thời đại

Thiều Trang |

Theo nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh, triết lý giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn" chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách, vì vậy triết lý này phù hợp với mọi thời đại.

"Đổi mới giáo dục không đồng nghĩa với đoạn tuyệt quá khứ"

Tại Hội thảo giáo dục 2021 do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến khiến dư luận xôn xao: Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo.

Nêu quan điểm về đề xuất trên, cô Nguyễn Thị Tuyết (giáo viên tại Thanh Hóa) cho rằng, mỗi khẩu hiệu đều mang một ý nghĩa riêng và gắn liền với một triết lý giáo dục. "Tiên học lễ" tức là trước nhất phải học đạo làm người, học các quy tắc ứng xử, lấy đức làm gốc rễ, nền tảng để tạo dựng nhân cách con người. "Hậu học văn" tức là học văn hóa, rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao.

Theo cô Tuyết, muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn cả đức lẫn tài, phải lấy đức làm gốc rễ nền tảng, từ đó phát triển tri thức, nâng cao trí tuệ.

"Dẫu biết mục tiêu giáo dục sẽ đổi mới theo từng giai đoạn, nhưng đổi mới giáo dục không đồng nghĩa với đoạn tuyệt quá khứ mà phải kế thừa và phát triển. Thực tế cho thấy, giáo dục đạo đức trong nhà trường đang bị buông lỏng, một bộ phận học sinh sa sút đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và yếu kém về kỹ năng sống.

Theo tôi, thay vì bỏ triết lý "tiên học lễ, hậu học văn" chúng ta nên chú trọng vào giáo dục đạo đức, khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở người học để các em tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Từ đó, người học mới có thể phát huy tính sáng tạo, có tư duy phản biện trong quá trình học tập" - cô Tuyết nêu quan điểm.

Cũng bày tỏ quan điểm về đề xuất trên, chị Trần Thị Hồng (phụ huynh ở Can Lộc - Hà Tĩnh) rất đồng ý phải đề cao tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo nhưng không đồng ý với ý kiến chấm dứt triết lý "tiên học lễ, hậu học văn".

"Hai việc này không mâu thuẫn, không nhất thiết phải chọn cái này thì bỏ cái kia, chúng phải bổ khuyết cho nhau, tạo nên nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện. Lẽ nào học trò không chào thầy cô, không học lễ nghĩa mới là đổi mới, sáng tạo hay sao?" - chị Hồng nêu câu hỏi.

"Là triết lý giáo dục phù hợp với mọi thời đại"

Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Khánh Linh (học sinh  Trường THPT tại Long Biên, Hà Nội) cho rằng, "tiên học lễ, hậu học văn" đề cao vai trò của đạo đức, của việc thành nhân trước khi thành tài và thành đạt.

"Theo suy nghĩ của em, quan điểm này phù hợp trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Bởi đạo đức con người luôn là thứ quan trọng, đúng như Bác Hồ từng căn dặn: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Vì vậy, học sinh chúng em phải tu dưỡng, rèn luyện để vừa có đức, vừa có tài. Theo em, "tiên học lễ, hậu học văn" chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách" - Khánh Linh chia sẻ.

Còn theo em Thân Thị Huệ - sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, người Việt từ xưa tới nay trọng lễ nghĩa, đạo đức. "Trồng người" hay "học lễ" là hướng đến dạy tâm hồn, cốt cách con người. Theo đó, đạo đức, phẩm chất của người học sẽ quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định hiệu quả học tập và quá trình rèn luyện.

"Theo em, đức và tài phải song song và không tách rời nhau. Đức và tài liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau và phù hợp với mọi thời đại. Vì vậy, triết lý "tiên học lễ, hậu học văn" chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách" - Huệ nêu ý kiến.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" có còn phù hợp?

Bích Hà - Thiều Trang |

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) cho rằng, cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Quan điểm này đang nhận những ý kiến trái chiều từ dư luận.

"Tiên học lễ - Hậu học văn" có "kìm hãm" sự sáng tạo của học sinh?

HOÀI ANH - CÁT TƯỜNG |

Mới đây, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) nêu quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Về vấn đến này PGS.TS Phạm Văn Tình,  cho rằng, học sinh khi đi học phải nắm được những lễ, nghĩa cơ bản thì mới có thể phát huy được tính sáng tạo, có tư duy phản biện trong quá trình học tập.

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" có còn phù hợp?

Bích Hà - Thiều Trang |

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) cho rằng, cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Quan điểm này đang nhận những ý kiến trái chiều từ dư luận.

"Tiên học lễ - Hậu học văn" có "kìm hãm" sự sáng tạo của học sinh?

HOÀI ANH - CÁT TƯỜNG |

Mới đây, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) nêu quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Về vấn đến này PGS.TS Phạm Văn Tình,  cho rằng, học sinh khi đi học phải nắm được những lễ, nghĩa cơ bản thì mới có thể phát huy được tính sáng tạo, có tư duy phản biện trong quá trình học tập.

Đề xuất chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn"

Thiều Trang |

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), để có xã hội phát triển cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Vì vậy, khái niệm "trồng người", quan điểm "tiên học lễ, hậu học văn" không còn phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay.