Thời thế thay đổi, từ 8X lén lút học online đến xu hướng của 10X

HUYÊN NGUYỄN - PHẠM HUYỀN |

Máy vi tính, Internet, học online là những kỷ niệm về sự lén lút, vụng trộm thời thơ ấu của thế hệ 8X, đầu 9X mà có lẽ nhiều 10X khó có thể hình dung ra được. Cùng nhìn lại hành trình 3 thập kỉ của ứng dụng máy vi tính, Internet vào học tập để học trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu của 10X.

8X - học trực tuyến lén lút giữa thời yahoo

Những năm 2000, cơn sốt Yahoo và game online như: Audition, Cross Fire… đã tạo nên một thế hệ trẻ mới: chơi game đẳng cấp, tán gẫu qua mạng và ăn mặc thời thượng như những nhân vật trong game. Những cộng đồng trực tuyến bắt đầu hình thành từ đấy. Tuy nhiên, với định kiến sẵn có, các quán Internet mặc nhiên trở thành điểm đến của những đứa trẻ “hư thân” trong mắt người lớn.

Cùng với sự hình thành cộng đồng trực tuyến, học trực tuyến cũng có những bước đi đầu tiên tại Việt Nam.

Không nhiều gia đình có điều kiện trang bị máy tính tại nhà, muốn học trực tuyến hay tìm tài liệu, 8X thời bấy giờ đều phải đến các quán nét. Những tình huống dở khóc dở cười diễn ra và 8X liên tục phải giải quyết 2 vấn đề: tiền đâu để ra quán nét và phải giải thích với bố mẹ như thế nào.

“Cuối năm 2007, sau một lần tình cờ xem bài giảng Toán của thầy giáo Phan Huy Khải - thầy giáo nổi tiếng với bộ sách Toán nâng cao, mình trở thành khách quen của quán Internet. Giờ nhìn lại mới thấy bài giảng trực tuyến hồi đó như đồ cổ, chất lượng video chưa tốt, nhiều tiếng ồn vì được quay trực tiếp tại lớp học nhưng chẳng hiểu sao mình vẫn bị mê mẩn đến mức xem đi xem lại" - Phạm Hữu Thanh Bình (sinh năm 1989, Quảng Bình) nhớ lại.

Đến thế hệ 9X, học trực tuyến trở thành phong cách học mới. Nhu cầu và sự tích cực của thế hệ 9X trong tìm tòi tri thức đã đưa việc học trực tuyến lên một tầm mới.

Với thế hệ 9X, học trực tuyến được đón nhận và sử dụng khá rộng rãi, người học đã và đang coi Internet là nguồn tư liệu tham khảo hàng đầu của mình, các nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

10X và sự phủ sóng ngoạn mục của học trực tuyến

Lớn lên trong kỉ nguyên số, trong thời đại 4.0, thế hệ 10X (là một phần của thế hệ Z) có lợi thế lớn so với những tiền bối 8X, 9X. Vì vậy, thế hệ 10X tự tin làm chủ công nghệ và học trực tuyến là phương pháp giúp 10X bật lên nhanh chóng.

Dịch bệnh

Thế hệ 10X tiếp xúc và quyết định học trực tuyến bởi chính họ sau khi tìm hiểu, nắm bắt thông tin, học thử, họ tìm thấy chương trình học chất lượng vì được xây dựng bài bản, họ đánh giá sự phù hợp của thầy cô với mình thông qua mức độ tiếp thu bài giảng của chính mình, họ thấy mình được hỗ trợ tối đa trong mọi tình huống khi học.

“Mỗi ngày lướt web, em đều thấy hàng vô số thông tin và thực sự phải rất tỉnh táo để chọn được khoá học phù hợp với mình. Em thường sẽ tham khảo ý kiến tư vấn của giáo viên, tìm hiểu về mức độ uy tín, kinh nghiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, hoặc học thử qua các video bài giảng xem có phù hợp với mình hay không,...” - Đặng Minh Khôi (sinh năm 2002 lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.

Xu hướng học trực tuyến phát triển mạnh mẽ hơn khi có dịch bệnh COVID-19. Đây là giải pháp được nhiều trường lựa chọn khi học sinh không đến lớp nhằm đảm bảo phần nào tiến độ học tập. Theo ông Phạm Tiến Thịnh – Giám đốc Công nghệ Thông tin, Tập đoàn Nguyễn Hoàng, xu hướng học trực tuyến không chỉ là biện pháp tình thế trong thời dịch bệnh mà sẽ là xu hướng mà Việt Nam cần tiến tới.

HUYÊN NGUYỄN - PHẠM HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học chi 400 triệu hỗ trợ sinh viên học online phòng COVID-19

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Một trường Đại học tại TPHCM tặng mỗi sinh viên 50.000 đồng hỗ trợ các em có kinh phí truy cập Internet phục vụ việc học online trong thời gian tạm nghỉ phòng COVID-19. Với số lượng khoảng 7.000 sinh viên, nhà trường chi khoản 400 triệu đồng cho khoản hỗ trợ này.

Học online - giải pháp góp phần ngừa dịch COVID-19

Bảo Trọng |

Để phòng chống dịch COVID-19, ngành giáo dục Đắk Nông triển khai các trường hướng dẫn cho học sinh học trực tuyến tại nhà.

Giáo viên bị cho thôi việc, phụ huynh phải đóng tiền học online

HUYÊN NGUYỄN |

Thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc, cân nhắc việc trả lương hay thu tiền học phí dạy online… là việc không ít cơ sở giáo dục ngoài công lập đang áp dụng khi học sinh nghỉ học bởi dịch COVID-19. Nguyên nhân được các cơ sở giáo dục đưa ra rằng họ bị “thất thu”. Thế nhưng, có những nhà giáo dục cho rằng đây là những lý do không chính đáng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Trường đại học chi 400 triệu hỗ trợ sinh viên học online phòng COVID-19

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Một trường Đại học tại TPHCM tặng mỗi sinh viên 50.000 đồng hỗ trợ các em có kinh phí truy cập Internet phục vụ việc học online trong thời gian tạm nghỉ phòng COVID-19. Với số lượng khoảng 7.000 sinh viên, nhà trường chi khoản 400 triệu đồng cho khoản hỗ trợ này.

Học online - giải pháp góp phần ngừa dịch COVID-19

Bảo Trọng |

Để phòng chống dịch COVID-19, ngành giáo dục Đắk Nông triển khai các trường hướng dẫn cho học sinh học trực tuyến tại nhà.

Giáo viên bị cho thôi việc, phụ huynh phải đóng tiền học online

HUYÊN NGUYỄN |

Thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc, cân nhắc việc trả lương hay thu tiền học phí dạy online… là việc không ít cơ sở giáo dục ngoài công lập đang áp dụng khi học sinh nghỉ học bởi dịch COVID-19. Nguyên nhân được các cơ sở giáo dục đưa ra rằng họ bị “thất thu”. Thế nhưng, có những nhà giáo dục cho rằng đây là những lý do không chính đáng.