Thiếu trầm trọng giáo viên tiểu học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Bích Hà |

Thông tin trên vừa được đại diện Bộ GDĐT đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình SGK mới, do UBND TP.Hà Nội tổ chức vào ngày 20.1 với 30 điểm cầu.

Thiếu cấp tiểu học, thừa cấp THCS

Tại hội nghị, để chuẩn bị các điều kiện áp dụng chương trình, SGK mới, theo đại diện Bộ GDĐT, Bộ đã có báo cáo kết quả rà soát thực trạng điều kiện về đội ngũ giáo viên (GV) hiện nay và dự báo nhu cầu khi thực hiện chương trình giáo dục mới.

Theo đó, với một số môn mới đưa vào chương trình sẽ phải tuyển mới hoàn toàn, đặc biệt với môn ngoại ngữ đang thiếu nghiêm trọng ở cấp tiểu học.

Hiện cả nước thiếu khoảng 5.616 GV tiếng Anh, 5.607 GV tin học ở tiểu học. Căn cứ vào lộ trình triển khai, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2023 - 2024, mỗi năm sẽ phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 GV tiếng Anh và 2.000 GV tin học.

Đại diện Bộ GDĐT khuyến cáo các địa phương cần ưu tiên tuyển dụng GV tiểu học và tiếng Anh, tin học còn thiếu, hạn chế hoặc không tuyển các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, vì các môn học này GV tiểu học đã được đào tạo để dạy.

Nếu cấp tiểu học xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, thì cấp THCS lại đang thừa. Ở cấp học này, số giáo viên đang thừa là 9.246 (tính đến thời điểm tháng 11.2017). Bộ kiến nghị có thể tạm dừng tuyển mới để giải quyết tình trạng thừa giáo viên THCS.

Về cấp THPT, số được tuyển mới bổ sung thay thế giáo viên nghỉ hưu hàng năm sẽ khoảng 1.507 giáo viên, cộng với số giáo viên cần tuyển mới do tăng quy mô học sinh là 2.250. Trên cơ sở số GV đang thừa khoảng 8.874, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương cần tính toán nhu cầu tuyển mới hợp lý, trong đó ưu tiên tuyển 5.400 GV dạy môn nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật) để bắt đầu dạy môn học này từ năm 2021.

Sẽ bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng

Nói về kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên cho chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GDĐT cho biết, hiện nay bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, KHTN, KHXH....

Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn GV cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 GV được lựa chọn/ tỉnh/ thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng GV đại trà qua mạng.

Ngoài ra, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi GV sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả GV sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Gấp rút quy hoạch đào tạo sư phạm, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới

Đặng Chung |

Chương trình giáo dục phổ thông mới có sự chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là đội ngũ giáo viên hiện nay đã được chuẩn bị những gì, liệu có đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới? 

Những thay đổi lớn nhất về các môn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Đặng Chung |

Lần đầu tiên sẽ xuất hiện một số môn học và hoạt động giáo dục mới, nhiều môn học được thiết kế lại theo hướng tích hợp liên môn ở cấp thấp và phân hóa ở các bậc học cao hơn; học âm nhạc từ cấp ba, Tin học trở thành môn quan trọng, Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc… là những thay đổi trong chương trình mới.

Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi

Đặng Chung |

GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gấp rút quy hoạch đào tạo sư phạm, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới

Đặng Chung |

Chương trình giáo dục phổ thông mới có sự chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là đội ngũ giáo viên hiện nay đã được chuẩn bị những gì, liệu có đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới? 

Những thay đổi lớn nhất về các môn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Đặng Chung |

Lần đầu tiên sẽ xuất hiện một số môn học và hoạt động giáo dục mới, nhiều môn học được thiết kế lại theo hướng tích hợp liên môn ở cấp thấp và phân hóa ở các bậc học cao hơn; học âm nhạc từ cấp ba, Tin học trở thành môn quan trọng, Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc… là những thay đổi trong chương trình mới.

Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi

Đặng Chung |

GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.