Thiếu niên nói: Học sinh giỏi và nỗi ám ảnh "con nhà người ta"

HUYÊN NGUYỄN |

“Con nhà người ta” – câu nói tưởng như chỉ là nỗi ám ảnh với những bạn trẻ bị so sánh với học sinh giỏi. Nhưng không! Điều này thậm chí đã trở thành nỗi ám ảnh, là áp lực, sợ hãi kể cả với những thủ khoa.

Mạnh mẽ cởi bỏ danh hiệu “thủ khoa”

Từ bao giờ, chuyện “con nhà người ta” đã trở thành nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ. Ngay cả với người có điểm thi vào lớp 10 cao nhất thành phố như Nguyễn Vũ Đan Quỳnh (lớp 11D1, Trường THPT Gia Định, TPHCM), việc được coi là “con nhà người ta” cũng trở thành nỗi ám ảnh với em.

Tại bục dũng khí của chương trình “Thiếu niên nói 2020”, Đan Quỳnh lần đầu tiên giãi bày với các phụ huynh, thầy cô, các bạn học sinh toàn trường về những áp lực khi phải mang danh “thủ khoa” suốt thời gian qua.

Mở đầu câu chuyện, Đan Quỳnh đặt câu hỏi: “Mọi người định nghĩa thế nào về thủ khoa?” khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Theo Quỳnh chia sẻ, trong kỳ thi tuyển sinh từ lớp 9 lên lớp 10, Quỳnh là thí sinh đạt điểm cao nhất thành phố nên khi bước vào Trường THPT Gia Định, mọi người hay gọi em với danh hiệu “thủ khoa”. Việc cô bạn trở thành thủ khoa vừa được ba mẹ các bạn khác xem là “con nhà người ta”, được bạn bè đồng trang lứa ngưỡng mộ.

“Thủ khoa là niềm kiêu hãnh, làm gì cũng giỏi, đứng trên mọi người, luôn tỏa sáng, đứng trên đỉnh vinh quang”, Đan Quỳnh nói.

Thế nhưng niềm vui khi những nỗ lực của Quỳnh được mọi người ghi nhận chẳng được lâu khi chính em gặp áp lực vô hình mà không biết giãi bày với ai.

“Mỗi khi đứng trước kỳ thi lớn, mình không còn đam mê hay sự tự tin, thay vào đó là nỗi sợ hãi: “Lỡ thất bại thì sao? Mình đã quá mệt mỏi với việc mọi người mong muốn mình tỏa sáng: đứng trên top đầu của trường, của lớp, mang về danh dự nhưng những kỳ vọng đó, có lúc mình làm không nổi. Mình cũng đơn giản như các bạn học sinh ở đây, muốn được thoải mái học tập, vui chơi, bước vào cuộc thi như 1 sân chơi chứ không phải áp lực nặng nề”, cô bạn bật khóc.

Qua câu chuyện của mình, cô bạn lớp 11 muốn mọi người nhìn nhận mình như một học sinh bình thường để mỗi khi bước đến với các cuộc thi, Quỳnh có thể xem đó là một sân chơi để học hỏi nhiều hơn là một cuộc thi với những giải thưởng đè nặng.

“Qua câu chuyện này, hôm nay em đứng ở đây, em muốn khẳng định, em là Nguyễn Vũ Đan Quỳnh, học sinh lớp 11D1, Trường THPT Gia Định chứ không phải là một thủ khoa nào”, Đan Quỳnh khẳng định.

Đừng để con áp lực vì sự kỳ vọng quá mức

Cũng nhân dịp này, Đan Quỳnh đã mạnh dạn bày tỏ những tình cảm đến ba của mình. Theo Quỳnh, ba là người lắng nghe, chia sẻ với mọi nỗi niềm của Quỳnh. Cũng chính ba là động lực để Quỳnh vươn lên trong học tập và phấn đấu.

“Con muốn gửi đến ba lời cảm ơn sâu sắc và con tự hào về ba”, Đan Quỳnh đứng trên bục dũng khí nói khi hướng mắt về ba của mình.

Ba của Đan Quỳnh
Ba của Đan Quỳnh cùng các bạn học sinh Trường THPT Gia Định lắng nghe chia sẻ của em.

Chứng kiến con gái dũng cảm bày tỏ tâm tư, ba của cô bé – người đàn ông tóc bạc, đeo kính, ngồi trên chiếc xe 3 bánh nhắn nhủ: “Chỉ cần con chịu khó học, điều gì rồi cũng thành công. Nếu thông minh thì người ta học 1 ngày, mình chậm thì mình học 3 đến 5 ngày, đâu rồi cũng vào đấy – không có chuyện gì khó chỉ sợ lòng không bền”, phụ huynh của Đan Quỳnh chia sẻ.

Thực tế, sự kỳ vọng quá nhiều của người lớn đã khiến không ít bạn trẻ rơi vào trạng thái áp lực, mệt mỏi thậm chí là stress, tự kỷ. Theo một nghiên cứu, cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý bình thường của con. Hãy để trẻ tự do sáng tạo, theo đuổi mục tiêu và làm những điều mình thích thì trẻ sẽ thành công, có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

Phụ huynh chỉ nên khuyến khích, tạo cho con thêm động lực học tập, không nên đề ra những mục tiêu để áp đặt lên con và bắt chúng phải thực hiện bằng được.

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng vị thành niên tự tử là lo âu, trầm cảm, trong đó phần lớn là áp lực học tập. Thậm chí, nhiều học sinh, sau khi được cứu sống, cho rằng tự tử là con đường cuối cùng để phản kháng lại áp lực và kỳ vọng của cha mẹ. Lịch học chính, học thêm chiếm quá nhiều thời gian của các em.

“Thậm chí, học sinh học giỏi có nguy cơ tự tử cao hơn những em khác khi gặp thất bại trong học đường. Những học sinh này đến trường với biểu hiện bên ngoài bình thường nhưng lại có suy nghĩ đi học để đáp ứng yêu cầu, trả ơn và khiến bố mẹ hài lòng. Có học sinh từng chia sẻ với chuyên gia về việc em chỉ biết ăn, ngủ và học tập, không còn niềm vui nào khác. Điều đó khiến em không có cách nào để giải tỏa khi căng thẳng, thậm chí đã nghĩ đến tự tử”, ông Trần Thành Nam nói.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh ngồi ở nhà có thể nhìn thấy con học tập, giáo viên dự giờ online

HUYÊN NGUYỄN |

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh, hiện tại đã có 1/3 trường học trên địa bàn gắn camera quan sát, thời gian tới sẽ phấn đấu phủ kín camera tại 100% đơn vị trường học và cơ sở giáo dục. Việc học tập, giám sát, quản lý cũng trở nên dễ dàng hơn.

Thiếu niên nói: Đòi từ chức lớp trưởng vì chịu nhiều oan ức

HUYÊN NGUYỄN |

“Mình thực sự không muốn làm lớp trưởng nữa đâu”, “Mong các bạn lên lớp 8 đừng bầu mình làm lớp trưởng nữa. Năn nỉ!” - Nguyễn Khả Nhật An – cô bé học sinh lớp 7 Trường THCS Hồng Bàng (Quận 5, TPHCM) đã thốt lên như vậy trước những gánh nặng khi giữ chức lớp trưởng.

Đổi mới tuyển sinh lớp 10: Tránh học tủ hay thêm áp lực?

HUYÊN NGUYỄN |

Thi tuyển lớp 10 với môn thi tổ hợp đang là xu hướng được nhiều tỉnh, thành lựa chọn nhằm đổi mới phương thức đánh giá học sinh. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều giáo viên cho rằng thực tế hình thức này đang tăng thêm áp lực cho cả học sinh lẫn đội ngũ nhà giáo. Việc thi tuyển sinh lớp 10 vốn dĩ nên được coi là “phổ thông” lại khốc liệt hơn cả vào đại học.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phụ huynh ngồi ở nhà có thể nhìn thấy con học tập, giáo viên dự giờ online

HUYÊN NGUYỄN |

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh, hiện tại đã có 1/3 trường học trên địa bàn gắn camera quan sát, thời gian tới sẽ phấn đấu phủ kín camera tại 100% đơn vị trường học và cơ sở giáo dục. Việc học tập, giám sát, quản lý cũng trở nên dễ dàng hơn.

Thiếu niên nói: Đòi từ chức lớp trưởng vì chịu nhiều oan ức

HUYÊN NGUYỄN |

“Mình thực sự không muốn làm lớp trưởng nữa đâu”, “Mong các bạn lên lớp 8 đừng bầu mình làm lớp trưởng nữa. Năn nỉ!” - Nguyễn Khả Nhật An – cô bé học sinh lớp 7 Trường THCS Hồng Bàng (Quận 5, TPHCM) đã thốt lên như vậy trước những gánh nặng khi giữ chức lớp trưởng.

Đổi mới tuyển sinh lớp 10: Tránh học tủ hay thêm áp lực?

HUYÊN NGUYỄN |

Thi tuyển lớp 10 với môn thi tổ hợp đang là xu hướng được nhiều tỉnh, thành lựa chọn nhằm đổi mới phương thức đánh giá học sinh. Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều giáo viên cho rằng thực tế hình thức này đang tăng thêm áp lực cho cả học sinh lẫn đội ngũ nhà giáo. Việc thi tuyển sinh lớp 10 vốn dĩ nên được coi là “phổ thông” lại khốc liệt hơn cả vào đại học.