Thiếu giáo viên dạy chương trình mới, địa phương bị động nguồn tuyển

Tường Vân |

Tỉ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng theo quy định thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, một số địa phương bị động về nguồn tuyển dụng...

Đó là những điểm hạn chế được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chỉ rõ trong Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, diễn ra ngày 12.8.

Chất lượng dạy học không đồng bộ giữa các địa phương

Theo Bộ GDĐT, năm học vừa qua, lần đầu tiên việc khai phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi; gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp.

Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục; tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.

Do đó, bên cạnh một số kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Các quy định, hướng dẫn của bộ triển khai việc dạy và học trong bối cảnh dịch COVID-19 còn mang tính ứng phó tạm thời, chưa thực sự chủ động. Nhiều địa phương thiếu trang thiết bị học trực tuyến, đặc biệt là các tỉnh có vùng dân tộc, miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trực tuyến.

Bên cạnh đó, do sử dụng phần mềm dạy học miễn phí nên chất lượng không tốt, đường truyền internet có nhiều nơi, nhiều lúc không ổn định, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy, học.

Thời gian dạy học trực tuyến kéo dài trong bối cảnh các điều kiện thực hiện còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học.

Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Nhiều cơ sở có nguy cơ phải đóng cửa vì không duy trì được hợp đồng giáo viên, không có kinh phí chi trả cho giáo viên.

Tỉ lệ trường tiểu học tổ chức bán trú còn thấp nên cha mẹ học sinh gặp khó khăn khi đưa con đến trường học 2 buổi/ngày. Các trường tiểu học ở các huyện miền núi có nhiều điểm trường lẻ và lớp ghép với khoảng cách xa nên việc quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có nhiều bất cập.

Một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai...

Thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học ở tiểu học, môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn tồn tại, đặc biệt là tình trạng thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học ở cấp tiểu học, thiếu giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở cấp THPT là thách thức lớn khi triển khai Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023.

Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn.

Đặc biệt, vẫn còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp. Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.

Sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 còn có ý kiến phản ánh về một số vấn đề liên quan đến nội dung. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số còn bất cập.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do COVID-19

Vương Trần |

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 11.8.2022 quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Học sinh trường nghề đỗ thủ khoa, đạt điểm 10 môn Lịch sử

Phan Liên |

Nguyễn Hồng Quân, cựu học sinh lớp 12A2 tại Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuất sắc đạt thủ khoa hệ giáo dục thường xuyên toàn tỉnh, trong đó môn Lịch sử đạt điểm 10.

Thiếu giáo viên, học sinh tiểu học không được học môn tiếng Anh

HƯNG THƠ |

Ở 2 huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị hiện đang thiếu giáo viên trầm trọng. Có trường tiểu học 35 lớp, nhưng chỉ có 2 giáo viên tiếng Anh, nên các điểm lẻ học sinh không được học môn này.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do COVID-19

Vương Trần |

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 11.8.2022 quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Học sinh trường nghề đỗ thủ khoa, đạt điểm 10 môn Lịch sử

Phan Liên |

Nguyễn Hồng Quân, cựu học sinh lớp 12A2 tại Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuất sắc đạt thủ khoa hệ giáo dục thường xuyên toàn tỉnh, trong đó môn Lịch sử đạt điểm 10.

Thiếu giáo viên, học sinh tiểu học không được học môn tiếng Anh

HƯNG THƠ |

Ở 2 huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị hiện đang thiếu giáo viên trầm trọng. Có trường tiểu học 35 lớp, nhưng chỉ có 2 giáo viên tiếng Anh, nên các điểm lẻ học sinh không được học môn này.