Thi vào lớp 10: “Mẹo” hay ghi nhớ nhanh kiến thức môn Lịch sử

HUYÊN NGUYỄN |

Một số kĩ năng, “mẹo” làm bài thi sẽ giúp học sinh chủ động ôn tập để đạt kết quả cao với môn Lịch sử thi vào lớp 10.

5 lưu ý quan trọng

TS Lê Thị Thu Hương - giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định việc Hà Nội và một số tỉnh thành lựa chọn môn thi Lịch sử khiến nhiều phụ huynh và học sinh lớp 9 không tránh khỏi bất ngờ, lo lắng bởi năm 2020 đã bỏ thi môn thứ tư do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trong giai đoạn này, TS Hương đưa ra 5 lưu ý quan trọng cho học sinh lớp 9 để việc học và ôn thi môn Lịch sử đạt hiệu quả cao.

Một, học sinh nên tạo tâm thế thoải mái, tránh lo lắng quá mức, chủ động điều chỉnh kế hoạch học và ôn tập của mình phù hợp với lượng kiến thức hiện có của 4 môn thi vào THPT. Những học sinh chủ quan từ đầu năm lớp 9 chưa tập trung học môn Lịch sử thì cần ưu tiên thời gian ôn thi của mình cho môn học này.

Hai, đọc kĩ sách giáo khoa, nắm được kiến thức cơ bản của mỗi bài học, cần hiểu các sự kiện lịch sử, chú ý trả lời các câu hỏi cuối mục và cuối bài.

Ba, phân bố thời gian học môn Lịch sử cho hợp lí. Kiến thức phần Lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) chiếm nhiều điểm trong bài thi nên tập trung thời gian ôn tập nhiều hơn (chiếm ⅔ bài thi); Kiến thức Lịch sử thế giới (1945 - 2000) cần đọc kĩ để hiểu được kiến thức của mỗi bài, điểm phần Lịch sử thế giới chiếm khoảng ⅓ bài thi.

Bốn, sau mỗi chương cần luyện tập bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên cung cấp hoặc từ các tài liệu tham khảo chính thống, các nhà xuất bản có uy tín.

Năm, hai tuần trước khi thi, tập trung luyện đề tổng hợp cả kiến thức Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam để rèn kỹ năng và kinh nghiệm làm bài thi.

TS Lê Thị Thu Hương hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử. Video: HOCMAI

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh - Giáo viên Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhắn nhủ: Học sinh cần bình tĩnh, lập kế hoạch ôn tập, phân chia khối lượng kiến thức theo từng chặng, ôn tập từ khái quát để nắm các nội dung lớn trước sau đó mới đi vào các nội dung cụ thể, chi tiết, giai đoạn cuối nên dành để luyện đề. Ngoài ra, các em cần phải đặt ra những mục tiêu cụ thể cho mình qua từng thời gian và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đó.

“Mẹo” hay trong giai đoạn nước rút

Tính từ thời điểm này cho đến khi kỳ thi chính thức diễn ra, học sinh sẽ còn khoảng hơn 2 tháng để ôn luyện kiến thức. Trong khi Lịch sử là môn xã hội có đặc thù yêu cầu nhiều về khả năng ghi nhớ, nên vấn đề khó khăn của học sinh là phương pháp học để ghi nhớ lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn trước kỳ thi.

Vì vậy, Thạc sĩ Tuyết Trinh đã đưa ra một số “mẹo” hay giúp học sinh ghi nhớ nhanh kiến thức của môn Lịch sử. Cụ thể như sau:

Một, luôn đặt sự kiện vào trong một diễn biến tổng thể, không ghi nhớ các sự kiện một cách rời rạc.

Hai, tìm ra các từ khóa cho sự kiện hoặc nội dung kiến thức, học từ các từ khóa đó để nắm được toàn bộ nội dung của bài học.

Ba, lập công thức cho một số dạng kiến thức thường gặp. Ví dụ, nguyên nhân sự kiện sẽ có nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân chủ quan luôn đóng vai trò quyết định; Ý nghĩa lịch sử của một sự kiện luôn là khép lại cái cũ, mở ra cái mới…

Bốn, với những nội dung quá nhỏ, hoặc khó nhớ nên sử dụng các flashcard gắn vào những nơi dễ thấy để học và ghi nhớ kiến thức mọi lúc, mọi nơi.

Năm, gắn các sự kiện lịch sử với sự kiện cá nhân dựa vào một mối liên hệ nào đó, ví dụ ngày sinh nhật của mình trùng với ngày giải phóng miền Nam…

“Đối với môn Lịch sử thi vào lớp 10 là môn thi trắc nghiệm, thay vì học thuộc lòng để nhớ kiến thức thì học sinh cần học hiểu, phải thực sự hiểu kiến thức; hiểu lịch sử thì các em hoàn toàn chủ động được bài thi của mình và sẽ đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, các em nên lập sơ đồ tư duy để học, học qua các giai đoạn lịch sử đồng thời lập các bảng niên biểu, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử hãy gắn thời gian và sự kiện đi kèm với nhau để dễ dàng ghi nhớ chúng.” - TS Lê Thị Thu Hương gợi ý thêm.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Cuộc đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội: Nháo nhác tìm “lò” luyện thi môn Lịch sử

Đặng Chung - Thiều Trang |

Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội lâu nay vẫn được ví là “căng hơn thi đại học”, bởi hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp của thủ đô chỉ đảm bảo được 60% học sinh vào trường công lập. Kỳ thi vào lớp 10 càng “nóng” hơn trước thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố môn thi thứ tư là Lịch sử. Một “cuộc đua” của các phụ huynh trong việc tìm lớp ôn thi môn Lịch sử ngay lập tức diễn ra, khiến các “lò luyện” thi được dịp bùng phát.

Ôn thi Lịch sử lớp 10: Hệ thống kiến thức trọng tâm không thể bỏ qua

HUYÊN NGUYỄN |

TS Lê Thị Thu Hương - giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI - đã hệ thống chi tiết các kiến thức, phương pháp ôn thi hiệu quả và kỹ năng làm thi trắc nghiệm môn Lịch sử để đạt điểm thi cao.

Cập nhật: Nam Định và 11 tỉnh, thành công bố môn thi, lịch thi lớp 10

TUỆ NHI |

Nam Định tiếp tục là địa phương đã công bố lịch thi, môn thi và hình thức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.