Thi THPT quốc gia nên thay đổi ra sao trước diễn biến của dịch COVID-19?

Đặng Chung |

COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, lây nhiễm trên 200 nước và vùng lãnh thổ, với hàng chục vạn người nhiễm và hàng vạn người tử vong. Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính đến phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2020 cho phù hợp, hoặc cần thiết có thể xét tốt nghiệp mà không tổ chức thi.

Khó giữ ổn định kỳ thi như năm 2019

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố dịch COVID-19 trên toàn quốc và yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Đặc biệt, trong cuộc họp Chính phủ ngày 1.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu hình thức thi THPT Quốc gia phù hợp trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp như hiện nay.

Trước đó, đã có nhiều ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng kịch bản cho kỳ thi THPT quốc gia trong điều kiện các trường học phải tạm đóng cửa vì dịch bệnh và chưa thể xác định được thời gian học sinh có thể trở lại trường.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm ổn định kỳ thi THPT quốc gia 2020 như năm 2019. Ngày 31.3, Bộ đã công bố nội dung tinh giản chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 và chủ trương xây dựng ma trận đề thi THPT quốc gia trên chương trình đã tinh giản.

Theo nhà giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Cuire (Hà Nội), với tình hình dịch bệnh hiện nay sẽ rất khó để giữ ổn định kỳ thi như năm 2019.

Ông cho rằng đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo nên điều chỉnh hình thức thi cho phù hợp với điều kiện phòng chống dịch bệnh, các trường học phải đóng cửa nhiều tháng, học sinh phải học online và học qua truyền hình...

Bởi nhiều khả năng các trường phải đóng cửa hết tháng 4, thời gian còn lại của năm học này rất ít, cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lùi thời điểm kết thúc đến năm học là 15.7, kỳ thi THPT quốc gia tổ chức vào tháng 8. Ngoài ra, các địa phương đã chuyển hướng dạy học qua Internet, truyền hình, nhưng chưa thể yên tâm hoàn toàn về chất lượng.

“Điều chỉnh hình thức thi có nghĩa phải thay đổi cơ cấu các môn thi, không thể thi quá nhiều môn trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, hợp lý nhất là bỏ hai bài thi tổ hợp các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chỉ thi 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Việc thi THPT quốc gia với 3 môn cơ bản đó, các trường đại học và cao đẳng vẫn có thể dựa vào kết quả thi để tuyển sinh. Học sinh có điểm cao các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ vào học ngành nào cũng tốt, cũng xứng đáng” – ông Nguyễn Xuân Khang đề xuất.

Ông cũng cho rằng, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu trình phương án điều chỉnh hình thức thi phù hợp, được Thủ tướng chấp nhận, Bộ cần thiết ra đề minh hoạ của các môn thi để học sinh tham khảo.

Cần tính đến phương án xét tốt nghiệp

Căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính đến phương án xét tốt nghiệp. Chính phủ có thể đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội riêng năm nay không thi, xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả cả quá trình học của học sinh.

Một giáo viên dạy THPT ở Sơn La thì đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giao cho các địa phương, các trường chủ động tổ chức thi hoặc xét tốt nghiệp trung học phổ thông căn cứ trên tình hình thực tiễn của địa phương mình. Còn nếu tổ chức thi chung trên cả nước hay bớt môn thi tốt nghiệp đều chưa ổn.

Lý do là thời gian qua, có địa phương cho học sinh lớp 12 trở lại trường từ 2.3, nơi lại cho nghỉ. Nơi tổ chức học qua truyền hình, Internet, nhưng cũng có nơi chưa triển khai được. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh, trong khi hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ việc học online chưa đồng đều, nên việc dạy học cho học sinh lớp 12 chưa đồng bộ. Nếu tổ chức kỳ thi chung trong điều kiện hiện nay sẽ không công bằng cho tất cả học sinh.

Những năm vừa qua, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi THPT quốc gia, các địa phương cũng công bố tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT với những con số cao chót vót ở mức trên 90%, thậm chí 99%.

Trung bình mỗi năm có khoảng 900.000 thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia, thì chỉ có khoảng 450.000 - 600.000 thí sinh xét tuyển sinh đại học bằng kết quả của kỳ thi này. Nếu thực hiện xét tốt nghiệp THPT thì cũng tiết kiệm, hoặc kỳ thi sẽ gọn nhẹ hơn, giảm được một tỉ lệ nhất định thí sinh dự thi.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất phương án thi THPT quốc gia 2020 phù hợp với tình hình dịch bệnh

Đặng Chung |

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 1.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Lịch trở lại trường của học sinh: Nhiều địa phương kéo dài thời gian nghỉ

Bích Hà |

Sau Chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày từ 0 giờ ngày 1.4 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã có quyết định kéo dài thời gian nghỉ học đến giữa tháng 4.2020 cho học sinh.

Học qua truyền hình, linh hoạt ôn thi

Đặng Chung - Phan Anh |

Để kịp thích ứng với việc học sinh phải nghỉ dài ngày vì dịch  bệnh COVID-19, các địa phương đã chủ động thay đổi phương thức học tập và ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia cho học sinh. Học qua truyền hình, ôn thi online... là những cách được nhiều tỉnh, thành đang áp dụng.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Đề xuất phương án thi THPT quốc gia 2020 phù hợp với tình hình dịch bệnh

Đặng Chung |

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 1.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Lịch trở lại trường của học sinh: Nhiều địa phương kéo dài thời gian nghỉ

Bích Hà |

Sau Chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày từ 0 giờ ngày 1.4 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã có quyết định kéo dài thời gian nghỉ học đến giữa tháng 4.2020 cho học sinh.

Học qua truyền hình, linh hoạt ôn thi

Đặng Chung - Phan Anh |

Để kịp thích ứng với việc học sinh phải nghỉ dài ngày vì dịch  bệnh COVID-19, các địa phương đã chủ động thay đổi phương thức học tập và ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia cho học sinh. Học qua truyền hình, ôn thi online... là những cách được nhiều tỉnh, thành đang áp dụng.