Thi cử trong chương trình mới có nhiều thay đổi với kiến thức ngoài sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin về dự thảo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GDĐT tổ chức ngày 19.1.

Theo Thứ trưởng GDĐT Nguyễn Hữu Độ, chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới được chuẩn bị từ lâu. Ban soạn thảo đã tiếp thu chọn lọc để sản phẩm được công bố, xin ý kiến nhân dân.

Mục tiêu của chương trình là đổi mới căn bản toàn diện, kết hợp việc dạy làm người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển biến từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực người học. Chương trình mới đáp ứng được yêu cầu và xây dựng theo hướng phát triển Kinh tế Xã hội từng địa phương.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình mới có 20 môn/hoạt động giáo dục. Trong đó, có những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như: Tiếng việt/ngữ văn, toán, giáo dục công dân, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...

 
 

Chương trình mới có 4 đặc điểm là các chương trình môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể; chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh; thực hiện tích hợp các môn và liên môn và áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động.

Cũng từ đây, yêu cầu về thay đổi thi cử được đặt ra. GS.TS Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên môn ngữ văn cho biết: “Liên quan tới đánh giá thi cử, đúng là đánh giá phải thay đổi. Môn ngữ văn mới mở độ rộng cho giáo viên tự chủ, tự chọn, tự sáng tạo. Để ứng với chuyện chương trình mở như thế, yếu tố quan trọng nhất chính là chuẩn chương trình và yêu cầu cần đạt được của chương trình chứ không căn cứ vào bất cứ SGK nào.

Người ra đề sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt để chọn những văn bản phù hợp, có thể không có trong SGK. Chúng ta cần dạy cho học sinh cách đọc văn bản. Như vậy, hoàn toàn có thể đo được năng lực vận dụng thực hành từ các lí thuyết đã được học để giải quyết một tình huống mới”.

Tương tự, ông Mai Sĩ Tuấn – Chủ biên môn khoa học tự nhiên nhấn mạnh xu hướng trên thế giới chuyển từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực. Chúng ta nhấn mạnh phát triển năng lực thì phải trả lời câu hỏi học sinh học xong thì làm được gì chứ không phải là học được gì.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm, hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020 được giữ ổn định như hiện nay. Tuy nhiên, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, việc thi cử sẽ thay đổi.

“Qua đấu thầu, Trung tâm đo lường kiểm định chất lượng giáo dục, thuộc Hiệp hội các trường đại học Việt Nam đã trúng thầu. Đơn vị này sẽ có nghiên cứu và báo cáo Bộ về chuẩn bị đổi mới hình thức đánh giá năng lực học sinh, trong đó có thi tốt nghiệp THPT và sớm có báo cáo với Bộ trưởng", GS. Thuyết cho biết.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Chương trình sách giáo khoa mới: Giáo viên “ngơ ngác”

QUANG ĐẠI |

Theo quyết định của Quốc hội, chương trình sách giáo khoa (SGK) mới thực hiện chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp trung học phổ thông.

Không còn “học thuộc lòng”, học sinh phải biết cách tiêu tiền

HUYÊN NGUYỄN |

Trên đây là những nội dung mới, nổi bật trong từng bộ môn của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới sắp được Bộ GDĐT công bố. 

Sở GDĐT làm sách giáo khoa riêng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Đặng Chung |

Nếu cho phép các Sở GDĐT ở địa phương được quyền đứng ra biên soạn sách giáo khoa riêng thì chẳng khác nào, thay vì trung ương độc quyền, nay chuyển thành địa phương độc quyền. Bản chất giáo viên vẫn chưa được tự chủ về chuyên môn, người học vẫn không có quyền được lựa chọn.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Chương trình sách giáo khoa mới: Giáo viên “ngơ ngác”

QUANG ĐẠI |

Theo quyết định của Quốc hội, chương trình sách giáo khoa (SGK) mới thực hiện chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp trung học phổ thông.

Không còn “học thuộc lòng”, học sinh phải biết cách tiêu tiền

HUYÊN NGUYỄN |

Trên đây là những nội dung mới, nổi bật trong từng bộ môn của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới sắp được Bộ GDĐT công bố. 

Sở GDĐT làm sách giáo khoa riêng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Đặng Chung |

Nếu cho phép các Sở GDĐT ở địa phương được quyền đứng ra biên soạn sách giáo khoa riêng thì chẳng khác nào, thay vì trung ương độc quyền, nay chuyển thành địa phương độc quyền. Bản chất giáo viên vẫn chưa được tự chủ về chuyên môn, người học vẫn không có quyền được lựa chọn.