Chương trình toán mới bậc tiểu học:

Thêm kiến thức cơ bản, giảm tải phần phân số

ĐỨC THÀNH - HUYÊN NGUYỄN thực hiện |

Trong khi dư luận vẫn tiếp tục lo ngại học sinh phải học quá nặng khi nhiều kiến thức được bổ sung trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà quản lý vẫn rất tin tưởng chương trình mới sẽ tạo nên những thay đổi mạnh mẽ.

PV Báo Lao Động đã trao đổi với PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa môn Toán cấp tiểu học chương trình giáo dục phổ thông mới, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam để làm rõ chương trình mới có thực sự nặng như dư luận đang lo ngại hay không?

Dư luận đang rất băn khoăn và cho rằng, chương trình mới môn Toán bổ sung nhiều kiến thức tạo thêm áp lực cho học sinh?

- Đúng là đang có một thực tế là học sinh “học nặng”. Nhưng theo tôi kiến thức hiện nay không nặng mà nặng là ở kỹ năng giải bài tập. Có những bài toán tình huống rất cụ thể nhưng để hoàn thành bài nhanh nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh bỏ qua các thông tin tình thiết và chỉ giữ lại những con số để “quy trình hóa” làm sao ra kết quả mà không cần hiểu được bối cảnh của bài tập ấy. Trong chương trình mới chúng tôi xây dựng sửa những vấn đề đó. Chúng tôi lồng rất nhiều bối cảnh, hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm thực sự. Đó là cái mới về mặt phương pháp.

Ngoài việc thay đổi cơ bản về phương pháp, chương trình Toán ở bậc tiểu học có rút gọn hay cắt bỏ nội dung kiến thức nào so với hiện nay không, thưa ông?

- Tư duy của Ban soạn thảo chương trình xác định “Cái gì dễ của ngày mai nhưng khó của ngày hôm nay thì sẽ không dạy trong hôm nay”. Tức là không có lý do gì mang khối kiến thức nặng về tính toán, nặng về kỹ thuật đối với trẻ em để mang vào dạy. Những kiến thức đơn giản nhưng bị phát triển trở nên cao quá, thiên về mẹo với các dạng bài toán thì sẽ không còn nữa mà tập trung về làm bài tập cơ bản cho hiểu kiến thức, áp dụng vào cái gì… Chương trình được sắp xếp lại để đảm bảo không nặng về kỹ thuật. Ở cấp tiểu học có một mảng khá nặng là mảng phân số. Chương trình lần này được giảm tải tương đối lớn.

Ngoài kiến thức xác suất thống kê được đưa vào giảng dạy từ lớp 2, chương trình Toán tiểu học còn bổ sung thêm nội dung mới nào đặc biệt không, thưa ông?

- Ngoài xác suất thống kê, chương trình toán tiểu học cũng đưa hình học không gian vào khá sớm để giúp học sinh có tư duy quan sát. Ví dụ các hình khối đơn giản như hình lập phương, hình hộp chữ nhật… được đưa ngay vào lớp 1 trong khi chương trình cũ thì cuối tiểu học mới học. Nhưng phải nói rõ rằng kiến thức đó hoàn toàn chỉ để nhận biết và quan sát.

Có một mảng nữa rất quan trọng trong 3 mảng của Toán tiểu học (số học - đại số, hình học, xác suất thống kê) là: Đo lường - ước lượng. Chúng tôi đánh giá kỹ năng đo lường và ước lượng của chúng ta hiện nay rất yếu. Ví dụ nhìn một căn phòng ước lượng diện tích bao nhiêu, có bao nhiêu học sinh trong đó, nhìn một chai nước ước cao bao nhiêu… nhiều người không ướng lượng được. Mọi người đang hình dung tư duy môn toán là phải chính xác 100%. Nhưng trong thực tế cuộc sống, chúng ta cũng luôn cần những ước lượng như vậy, vì thế vấn đề đo lường - ước lượng cũng đã được bổ sung đưa vào chương trình tiểu học từ khá sớm.

Như ông đã nói, môn Toán tiểu học thay đổi cơ bản từ phương pháp, chương trình có bổ sung song cũng có lược bớt nội dung. Vậy đâu là điểm khiến học sinh sẽ yêu thích và không sợ học ở chương trình mới?

- Khi xây dựng chương trình môn toán cấp tiểu học, tôi có 3 mục tiêu xuyên suốt rất rõ ràng, đó là giúp cho trẻ yêu thích việc học; thứ hai là việc học gắn với thực tiễn như thế nào; thứ ba là rèn cho các em tư duy logic giải quyết vấn đề. Câu chuyện ở nhà trường trước nay chỉ tập trung vào vấn đề thứ ba. Chỉ quan tâm con làm bài phải điểm 10, con phải giải bài tập tốt mà quên mất rằng phải lý giải cho các con tại sao phải học cái đó, từ đó không tạo cho các em niềm vui. Thực tế cho thấy, xảy ra tình huống trẻ vẫn học tốt, kết quả vẫn được điểm 10 nhưng không hề có động lực ham mê nào cả. Nhưng càng học lên cao, tới cấp THPT, nói chuyện động lực và niềm yêu thích với học sinh có lẽ các em sẽ không nghe ta nói nữa. Vì thế, chúng ta phải xây dựng tình yêu học tập ngay từ lớp 1.

Đại đa số mọi người, càng về sau sự yêu thích sẽ giảm dần, chúng ta phải cho các em thấy học toán cũng vui, cũng tốt cho cuộc sống, bao nhiêu thứ quanh ta đều gắn với toán học… sau đấy mới có thể tạo thái độ tích cực đối với môn toán, khi giỏi hơn các em sẽ lại càng đam mê. Nhưng quan điểm của tôi đối với việc dạy toán cho học sinh, đó là ngay kể cả với những học sinh không giỏi toán thì cũng phải dạy làm sao để bạn ấy không sợ toán. Hy vọng chương trình mới có thể thay đổi một chút.

- Xin cảm ơn ông!

ĐỨC THÀNH - HUYÊN NGUYỄN thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Bắt học sinh phổ thông học vi phân, tích phân để làm gì?

PHƯƠNG THẢO |

Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa chính thức công bố, tuy nhiên, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng không nên để lặp lại những sai lầm trước đây khi đưa vào hệ thống chương trình quá nặng đối với học sinh. Trong khi dư luận chưa kịp lắng xuống với việc có cần thiết “nhồi nhét” kiến thức tích phân, vi phân với học sinh phổ thông hay không, thì thông tin học sinh lớp 2 có thể sẽ phải học cả nội dung xác xuất thống kê đã tiếp tục “làm nóng” dư luận. Cần thiết đưa thêm nội dung trên vào dạy học hay không? Đó là câu hỏi nhiều phụ huynh, giáo viên và cả học sinh đều muốn làm rõ.

Đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Bích Hà |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở địa phương và đề nghị các Sở Giáo dục tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, với tiêu chí không để lớp tập huấn nào chất lượng kém.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tập trung bồi dưỡng cán bộ nguồn

T.T |

Từ năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai ở lớp 1 trên toàn quốc. Hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tích cực đào tạo cán bộ nguồn để đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Bắt học sinh phổ thông học vi phân, tích phân để làm gì?

PHƯƠNG THẢO |

Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa chính thức công bố, tuy nhiên, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng không nên để lặp lại những sai lầm trước đây khi đưa vào hệ thống chương trình quá nặng đối với học sinh. Trong khi dư luận chưa kịp lắng xuống với việc có cần thiết “nhồi nhét” kiến thức tích phân, vi phân với học sinh phổ thông hay không, thì thông tin học sinh lớp 2 có thể sẽ phải học cả nội dung xác xuất thống kê đã tiếp tục “làm nóng” dư luận. Cần thiết đưa thêm nội dung trên vào dạy học hay không? Đó là câu hỏi nhiều phụ huynh, giáo viên và cả học sinh đều muốn làm rõ.

Đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Bích Hà |

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở địa phương và đề nghị các Sở Giáo dục tăng cường khâu kiểm tra, giám sát, với tiêu chí không để lớp tập huấn nào chất lượng kém.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tập trung bồi dưỡng cán bộ nguồn

T.T |

Từ năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai ở lớp 1 trên toàn quốc. Hiện Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tích cực đào tạo cán bộ nguồn để đáp ứng yêu cầu của chương trình.