Thay vì tranh cãi, hãy nghĩ cách nâng tầm cho tiếng Việt

Bích Hà (t/h) |

Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận. Đa phần ý kiến bày tỏ không ủng hộ, vì không dễ thay đổi thói quen sử dụng chữ viết của người dân.

Dù việc này mới chỉ dừng ở ý tưởng, được nhà khoa học đưa ra trong một hội thảo chuyên ngành, chưa phải là quan điểm chính thức của cơ quan quản lý, nhưng vẫn gây tranh cãi trong dư luận xã hội.

Những ngày qua, Lao Động nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc chia sẻ quan điểm về đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền.

Lao Động xin trích đăng ý kiến của độc giả “Pearl Nguyễn” về đề xuất đang gây tranh cãi này. Bạn đọc đã chỉ ra rằng, ngôn ngữ nào cũng có những bất hợp lý, nếu làm quen và chấp nhận nó, "bất hợp lý" đó sẽ thành bản sắc riêng.

“Các nhà khoa học hoàn toàn có quyền nghiên cứu, người dân hoàn toàn có quyền phản biện. Chỉ có điều, cả hai phía đều cần nghiêm túc và công tâm.

Trước đây, tôi học tiếng Nga, các động từ trong tiếng Nga chia theo các ngôi, và sau khi chia thì cách viết cũng không còn giống nhau nữa. Không ai hiểu vì sao lại thế. Trước đây, các thầy cô dạy mà không lý giải được thì đã đành, ngay cả những người bạn Nga mà sau này tôi tiếp xúc, họ cũng không thể giải thích thoả đáng. Cách duy nhất là chúng ta phải học thuộc lòng nó mà thôi!

Sau đó tôi học tiếng Anh. Nguyên một cái động từ “to be” thôi mà lớp tôi học cả tháng vẫn chưa nhớ được hết nghĩa và cách chia. Còn cái đám động từ bất quy tắc thì loạn cào cào hết cả. Và cách duy nhất cũng vẫn là học thuộc lòng.

Tôi còn có cả quãng thời gian học tiếng Nhật nữa. Đây là thứ ngôn ngữ khó nhằn. Chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi “bộ nọ bộ kia” mỗi khi muốn giải thích một từ Hán cổ trong tiếng Nhật. Muốn nhớ nằm lòng thì cũng vẫn lại phải thuộc lòng.

Tôi có rất nhiều bạn quốc tế nói tiếng Việt rất giỏi. Họ khen rằng những dấu: Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã của chúng ta thật tuyệt, chúng giúp cho từ ngữ trở nên trầm bổng có nhịp điệu.

Còn “ngh” đi với nguyên âm “i, e, ê” thì đã sao? Đó cũng chỉ đơn giản như cách dùng một động từ bất quy tắc trong tiếng Anh thôi! Cứ thuộc lòng là ổn hết!

Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc thù riêng, và đó là niềm tự hào dân tộc. Cái gọi là “bất quy tắc” hiển hiện trong mọi ngôn ngữ. Người ta chấp nhận điều đó như chấp nhận “thuyết tương đối”. Và cho dù khó đến đâu, nếu cần thì vẫn cứ phải học.

Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi, vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, điều chúng ta nên làm là nghĩ cách nâng tầm quan trọng cho tiếng Việt. Một khi tiếng Việt đủ mạnh, nó sẽ trở nên thông dụng hoá, sẽ trở nên cần thiết. Và khi đó người nước ngoài học tiếng Việt cũng chỉ tương tự như chúng ta học tiếng Anh mà thôi!

Mà ai làm gì thì làm, hãy “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”!

Bích Hà (t/h)
TIN LIÊN QUAN

“Méo miệng, quẹo lưỡi” đọc tên mình bằng chữ tiếng Việt mới

Bích Hà |

Trong khi đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt mới chỉ dừng ở ý tưởng, các bạn trẻ đã rộ lên trào lưu thay tên đổi họ của mình theo quy tắc viết chữ mới của PGS-TS Bùi Hiền - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.

Cải tiến chữ viết tiếng Việt: Chúng ta đang tranh cãi quá đà

Đào Bích |

“Đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS Bùi Hiền chỉ mới dừng lại ở ý tưởng của một nhà khoa học chứ không phải dự án hay chủ trương cần phải lấy ý kiến”- ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, cho hay.

Dự án cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền: khó đồng tình, không khả thi

QUANG ĐẠI |

Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa, các nhà văn, nhà giáo… lên tiếng về “dự án” cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền và cơ bản thống nhất ở quan điểm không đồng tình, phủ nhận khả năng đi vào thực tế của nó.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

“Méo miệng, quẹo lưỡi” đọc tên mình bằng chữ tiếng Việt mới

Bích Hà |

Trong khi đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt mới chỉ dừng ở ý tưởng, các bạn trẻ đã rộ lên trào lưu thay tên đổi họ của mình theo quy tắc viết chữ mới của PGS-TS Bùi Hiền - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.

Cải tiến chữ viết tiếng Việt: Chúng ta đang tranh cãi quá đà

Đào Bích |

“Đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS Bùi Hiền chỉ mới dừng lại ở ý tưởng của một nhà khoa học chứ không phải dự án hay chủ trương cần phải lấy ý kiến”- ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, cho hay.

Dự án cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền: khó đồng tình, không khả thi

QUANG ĐẠI |

Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa, các nhà văn, nhà giáo… lên tiếng về “dự án” cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền và cơ bản thống nhất ở quan điểm không đồng tình, phủ nhận khả năng đi vào thực tế của nó.