Tăng học phí đại học: Bài toán nan giải

Tường Vân |

Được ban hành từ ngày 27.8.2021, đến nay, Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ vẫn chưa được thực hiện. Việc tính toán mức tăng học phí vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà trường.

Chưa thể triển khai Nghị định 81

Theo quy định, từ năm học 2022-2023, các trường đại học (ĐH) thu học phí theo Nghị định 81/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ. Theo đó, học phí ĐH công lập sẽ tăng với tất cả các loại hình trường khác nhau.

Cụ thể, trường công lập chưa tự chủ dao động từ 12-24,5 triệu đồng/năm học 10 tháng. Các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được thu 24-49 triệu đồng/năm, trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thu 30 triệu đến hơn 61 triệu đồng/năm.

Mức học phí đại học theo nghị định 81
Mức học phí đại học theo nghị định 81
Mức học phí đại học theo nghị định 81. Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm học 2022 - 2023, Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã lưu ý cả hệ thống giáo dục đại học công lập về việc không tăng học phí, giữ nguyên mức thu của năm 2021 theo chủ trương của Chính phủ do khó khăn sau hai năm dịch COVID-19.

Chủ trương là vậy, nhưng thực tế, rất lâu sau đó, không hề có văn bản chỉ đạo nên các trường đều phải thu học phí theo lộ trình tăng được quy định trong Nghị định 81.

Đến ngày 20.12.2022, Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 165, yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học công lập giữ ổn định mức thu năm học này bằng với năm học 2021 - 2022.

Vì đã thực hiện thu học phí, chi đầu tư từ đầu năm học nên nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo công lập rơi vào hoàn cảnh loay hoay bài toán trả lại tiền học phí đã thu trước đó của sinh viên.

Loay hoay giải bài toán tăng học phí

Theo quy định về học phí của Chính phủ, năm học 2022 - 2023, các trường đại học đều không được phép tăng học phí, mức học phí vẫn phải giữ nguyên như năm học 2021 - 2022. Do đó, nhiều trường đại học áp dụng mức thu học phí năm học 2022 – 2023 giống như năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022.

Sau 2 năm không tăng học phí, đến thời điểm hiện tại, một số trường đại học đã bắt đầu rục rịch tăng học phí cho năm học tới.

Theo đề án tuyển sinh năm 2023 - 2024 vừa được Trường ĐH Giao thông Vận tải công bố, mức thu học phí dự kiến tăng 10% so với năm nay. Cụ thể, khối kỹ thuật: 415.800 đồng/tín chỉ; khối kinh tế: 353.300 đồng/tín chỉ.

Tính bình quân mỗi năm học, mỗi sinh viên học khoảng 30 tín chỉ, học phí chưa đến 14 triệu đồng/năm học/sinh viên.

Trường ĐH Thương Mại cũng đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2023-2024. Theo đó, học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 2,3 – 2,5 triệu đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.

Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp từ 3,525 – 4 triệu đồng/tháng theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp 2,5 triệu đồng/tháng.

Đề án tuyển sinh cũng nêu rõ, mức thu học phí từng năm tăng tối đa 12,5% so với năm trước liền kề (theo Nghị định 81/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ).

Hay trong đề án tuyển sinh đại học năm 2023-2024, Học viện Tài chính dự kiến mức học phí 22 - 24 triệu đồng/năm với các ngành đào tạo chương trình chuẩn (tăng 10 - 20% so với hiện tại). Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48 - 50 triệu.

Dù vậy, các trường đều nói rằng, mức học phí nêu trên chỉ là tạm ước tính. Nhà trường chưa thể đưa ra con số cụ thể, chính xác.

“Những năm học trước, học phí không tăng. Sang năm 2023-2024, nhà trường chia học phí thành các nhóm, ngành khác nhau, bám sát theo Nghị định 81. Song, vẫn cần chờ văn bản hướng dẫn cụ thể. Mức tăng học phí vẫn là bài toán nan giải đối với các trường” – đại diện Trường ĐH Thương mại chia sẻ. 

Một số cơ sở giáo dục đại học khác thì vẫn chưa thể công bố đề án tuyển sinh với lí do chờ... hướng dẫn về việc tăng học phí.

Được ban hành ngày 27.8.2021, song thực tế, Nghị định 81 của Chính phủ quy định về học phí với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập từ khi ban hành đến nay chưa có cơ hội áp dụng.

Năm học tới, trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát, các trường bắt đầu tăng học phí. Điều khiến các trường băn khoăn là nếu áp dụng theo đúng quy định tại Nghị định 81, tức là khung học phí của năm học 2023-2024, học phí sẽ tăng vọt, người học sẽ phản ứng. Còn nếu thu theo lộ trình lùi lại thì cụ thể như thế nào?

“Bộ GDĐT đã nhiều lần họp với các trường ĐH về vấn đề tăng học phí, nhưng đến nay, vẫn chưa có phương án cụ thể” – lãnh đạo một trường ĐH nói.

Theo Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí, từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự chủ cũng sẽ tăng (trừ khối ngành II, Nghệ thuật).

Đặc biệt, khối ngành VI.2 (Y Dược) tăng 71,3% (từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 2,45 triệu đồng/tháng). Các khối ngành còn lại hầu hết đều tăng hơn 20% đến gần 30%, riêng khối ngành IV (Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên) tăng vừa phải hơn, ở mức 15,3%.

Đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập được tự chủ mức 1 (tự bảo đảm chi thường xuyên), mức học phí với khối ngành Y Dược cao nhất có thể lên đến 4,9 triệu đồng/tháng/sinh viên.

Còn với các trường đã được tự chủ mức 2 (đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư), học phí nhóm ngành Y Dược tối đa có thể lên đến trên 6 triệu đồng/tháng.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Học phí trường tư ở Hà Nội cao nhất hơn 860 triệu đồng

Vân Trang |

Học phí các trường tư thục tại Hà Nội thường dao động từ khoảng 40 triệu đồng đến gần 900 triệu đồng một năm, chưa kể chi phí khác.

Tăng học phí đại học: Không thể để gánh nặng dồn lên vai người học

Tường Vân |

TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, mức tăng học phí đại học cần hợp lí, không thể để gánh nặng dồn lên vai người học. 

Nhiều đại học bắt đầu tăng mạnh học phí năm học 2023

Vân Trang |

Sau hai năm giữ nguyên, các trường đại học bắt đầu đồng loạt tăng học phí cho khóa tuyển sinh năm 2023.

Phú Quốc thông tin vụ gần 300 người phản ứng, xô xát với bảo vệ cảng An Thới

NHÓM PV |

Vụ phản ứng dẫn đến xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ tại cảng An Thới (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã làm nhiều người bị thương, cơ quan chức năng cũng đã tạm giữ nhiều đối tượng liên quan đến vụ việc.

Tai nạn liên hoàn trên cầu La Ngà làm 1 người tử vong, 5 người bị thương

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 27.4, trên quốc lộ 20 (đoạn qua xã La Ngà, huyện Định Quán) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô 7 chỗ, xe tải và xe máy khiến 6 người bị thương vong và gây ùn tắc cục bộ khu vực cầu La Ngà.

Rác phao xốp trên vịnh Hạ Long đã giảm nhưng khó sạch trước 30.4

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Việc các địa phương đồng loạt thu gom phao xốp trên biển đồng thời quản lý chặt chẽ việc thay, cắt bỏ phao xốp nên những ngày qua, lượng phao xốp trôi nổi trên vịnh Hạ Long đã giảm nhiều.

8 học sinh nhập viện sau khi ăn kẹo mua trước cổng trường ở Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 27.4, tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, 8 học sinh nhập viện sau khi ăn kẹo mua trước cổng trường. Ngành chức năng đang tập trung chăm sóc sức khỏe các em và xác minh làm rõ vụ việc.

Khởi công công trình hơn 93 tỉ tại Sân bay Điện Biên

Hiếu Anh |

Theo thông tin từ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, ngày 27.4, dự án Đài Kiểm soát không lưu tại sân bay Điện Biên (dự án) với tổng mức đầu tư hơn 93 tỉ đồng đã được khởi công.

Học phí trường tư ở Hà Nội cao nhất hơn 860 triệu đồng

Vân Trang |

Học phí các trường tư thục tại Hà Nội thường dao động từ khoảng 40 triệu đồng đến gần 900 triệu đồng một năm, chưa kể chi phí khác.

Tăng học phí đại học: Không thể để gánh nặng dồn lên vai người học

Tường Vân |

TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, mức tăng học phí đại học cần hợp lí, không thể để gánh nặng dồn lên vai người học. 

Nhiều đại học bắt đầu tăng mạnh học phí năm học 2023

Vân Trang |

Sau hai năm giữ nguyên, các trường đại học bắt đầu đồng loạt tăng học phí cho khóa tuyển sinh năm 2023.