Tâm tư nhà giáo: Đam mê tiếp lửa đam mê

PHONG LINH |

Mỗi năm, vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, hàng triệu học sinh trên cả nước lại gửi lời tri ân đến thầy cô giáo. Đây cũng là dịp để những nhà giáo bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình sau những chuyến đưa đò.

Ngày mới vào nghề

Khi hỏi về kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non của mình, cô giáo Lê Thị Cúc - Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) - vẫn không thể nào quên câu chuyện ngày mới vào nghề.

“Còn nhớ năm đó tôi 18 tuổi, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, em học sinh 4 tuổi đã giấu sau đôi tay nhỏ một chiếc kẹp tóc để tặng tôi làm quà.

Khi hỏi ra thì tôi mới biết, em lấy chiếc kẹp tóc của mẹ vì thấy tôi không kẹp tóc, phải cột bằng dây chun. Lòng tôi thì vui mà tim tôi như thắt nghẹn vì tình cảm bé nhỏ dành cho mình. Chính niềm vui đó đã thôi thúc tôi phải giáo dục trẻ nhỏ sống nên người, học hành thật giỏi, trở thành công dân tốt giúp ích cho toàn xã hội”.

 
Cô Lê Thị Cúc (áo đỏ, thứ ba từ phải sang) trong buổi Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2022) tại thành phố Cần Thơ. Ảnh: Phong Linh

Cô Cúc cũng cho biết, việc rèn giũa tính cách của trẻ mầm non là điều khá quan trọng bởi đây là giai đoạn các bé bắt đầu tiếp nhận tri thức.

"Tôi luôn dặn dò các cô giáo làm sao giữ được sự bình tĩnh, tránh tiêu cực trong giảng dạy. Nhà giáo phải có tâm, yêu trẻ, yêu nghề vì giáo dục mầm non tốt sẽ là nền tảng giúp các em tự tin bước vào đời" - cô Cúc chia sẻ thêm.

Nghị lực nơi vùng cỏ cháy

Thạc sĩ Thạch Thị Ngọc Trân - giáo viên môn Vật lý, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Pi Năng Tắc (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) - là một trong những nhà giáo trẻ tiêu biểu được được tuyên dương cấp Trung ương lần thứ 3 năm 2022 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

Niềm vui cận ngày 20.11 nhưng cứ mỗi lần nhắc lại câu chuyện tiếp sức đến trường, cô Trân vẫn không nén nỗi xúc động. Cô Trân cho hay, ngôi trường nơi cô dạy là một vùng cao cách nhà khoảng 70km, nơi có thời tiết khó khăn, đường đất đá và cỏ cháy quanh năm.

“Tôi còn nhớ kỷ niệm về một em học sinh vùng cao của mình. Em ấy là học sinh lớp 6 mới vào trường nội trú nên thường xuyên bỏ học vì nhớ nhà. Tôi nhiều lần nhờ người dân địa phương chỉ nhà rồi đến khuyên em tiếp tục đi học nhưng em ấy cứ xấu hổ, trốn lên rẫy quyết không gặp mặt. Phải hơn một tuần, em ấy mới chịu thổ lộ rằng gia đình nghèo, nhà cách trường 40km nên không có điều kiện đến trường đi học” - cô Trân xúc động.

 
Cô giáo trẻ Thạch Thị Ngọc Trân trong chương trình tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III - năm 2022 tại Đồng Tháp. Ảnh: Tr.Nhân

Tình cảnh khó khăn nhưng không thể để các em bỏ học, vậy là hằng tuần, cô giáo trẻ Ngọc Trân đã ngược xuôi lên vùng Bác Ái đầy nắng gió để chở học sinh đến trường. Hiện tại, em học sinh bỏ học ngày nào đã là sinh viên năm 2 đại học.

Đam mê tiếp lửa đam mê

Ngôi trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) là một trong những ngôi trường nổi tiếng với phong trào nghiên cứu, sáng tạo khoa học công nghệ của thành phố. Nhiều năm qua, trường liên tục đạt được nhiều giải thưởng cao trong Cuộc thi Sáng tạo cho thanh thiếu niên TP Cần Thơ.

 
Thầy Nguyễn Phúc Thịnh cùng học sinh trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ) tham gia nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ. Ảnh: Phong Linh

Người đứng sau những giải thưởng ưu tú đó là thầy Nguyễn Phúc Thịnh - giáo viên dạy Hóa. Khi chúng tôi hỏi về tâm tư của thầy sau gần chục năm công tác ở một huyện vùng xa, thầy Thịnh nói: "Các em của chúng tôi là học sinh ở trường huyện, không có nhiều điều kiện như các bạn ở trường chuyên hay trường ở trung tâm nên có phần thua thiệt trong nghiên cứu. Có những sản phẩm, các em thức đến tận khuya để mày mò, tôi nhìn thấy rất xót xa.

Dẫu vậy, tôi vẫn muốn theo sát các em, hướng dẫn để các em có thể thỏa sức sáng tạo. Tôi tin khi được tiếp lửa đam mê, các em sẽ thành công và giúp ích cho đời” - thầy Thịnh chia sẻ.

Qua những câu chuyện nhỏ mà các thầy cô giáo đã chia sẻ với báo Lao Động nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng tôi hy vọng các thầy cô giáo sẽ cảm thấy đồng cảm, hạnh phúc, có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục sự nghiệp cao quý "đưa đò sang sông".

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Nhà giáo lương bình thường nhưng nỗ lực phi thường

NHÓM PV |

Với mức lương bình thường, thậm chí là eo hẹp, hàng ngàn thầy cô giáo ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc hằng ngày vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho xã hội. Ngày 20.11 đang đến, trong những ngày này, ngoài chúc mừng, tôn vinh những đóng góp to lớn của nghề giáo viên thì câu chuyện về những nỗi khó khăn nhọc nhằn với nghề, mức lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều thầy cô rất chật vật lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những hy sinh thầm lặng của các nhà giáo

Thiều Trang |

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp trồng người hết sức cao cả và vinh quang.

Ngày Hiến chương nhà giáo 20.11: Hạnh phúc là trò thành đạt vẫn nhớ thầy cô

Tường Vân - Minh Hà |

Xưa và nay, lúc nào vị thế của người thầy cũng được xã hội trân trọng. Thế nhưng trên thực tế, đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn, áp lực. Áp lực đến từ việc giảng dạy kiến thức chuyên môn, áp lực từ sự đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi để thích ứng. Áp lực còn đến từ phụ huynh và toàn xã hội. Dù khó khăn, vất vả, mỗi nhà giáo đều mang trong mình niềm tự hào, niềm tin yêu với con đường đã lựa chọn.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Nhà giáo lương bình thường nhưng nỗ lực phi thường

NHÓM PV |

Với mức lương bình thường, thậm chí là eo hẹp, hàng ngàn thầy cô giáo ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc hằng ngày vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống để cống hiến cho xã hội. Ngày 20.11 đang đến, trong những ngày này, ngoài chúc mừng, tôn vinh những đóng góp to lớn của nghề giáo viên thì câu chuyện về những nỗi khó khăn nhọc nhằn với nghề, mức lương eo hẹp khiến cuộc sống của nhiều thầy cô rất chật vật lại được quan tâm hơn bao giờ hết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những hy sinh thầm lặng của các nhà giáo

Thiều Trang |

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp trồng người hết sức cao cả và vinh quang.

Ngày Hiến chương nhà giáo 20.11: Hạnh phúc là trò thành đạt vẫn nhớ thầy cô

Tường Vân - Minh Hà |

Xưa và nay, lúc nào vị thế của người thầy cũng được xã hội trân trọng. Thế nhưng trên thực tế, đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn, áp lực. Áp lực đến từ việc giảng dạy kiến thức chuyên môn, áp lực từ sự đổi mới, đòi hỏi giáo viên phải thay đổi để thích ứng. Áp lực còn đến từ phụ huynh và toàn xã hội. Dù khó khăn, vất vả, mỗi nhà giáo đều mang trong mình niềm tự hào, niềm tin yêu với con đường đã lựa chọn.