Tâm sự của những sinh viên trưởng thành từ tâm dịch COVID-19 Bắc Giang

KIM ANH |

Vất vả, mệt mỏi, khó khăn đó có lẽ là những điều mỗi người chúng ta cảm thấy rõ của những sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19. Nhưng đằng sau sự hy sinh lại là niềm tự hào, sự trưởng thành toát lên từ hành động của những chiến binh áo xanh tình nguyện.

Những trải nghiệm khó quên

4h sáng, Nguyễn Trần Huy Hoàng (sinh năm 1998, quê Phú Thọ), sinh viên năm 5 khoa Y học Dự phòng trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên trở về phòng kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi tại huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây có lẽ là ngày làm việc vất vả nhất của Hoàng, xuyên suốt từ 16h chiều đến 4h sáng hôm sau.

Hoàng chia sẻ, đoàn của Hoàng bắt đầu đến Bắc Giang tham gia chống dịch từ ngày 27.5. Những ngày đầu, do còn chưa quen với công việc lấy mẫu xét nghiệm nên Hoàng còn khá bỡ ngỡ.

Đoàn sinh viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên lên đường tham gia chống dịch tại Bắc Giang. Ảnh: NVCC.
Đoàn sinh viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên lên đường tham gia chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang. Ảnh: NVCC.

Trời nắng nóng, mặc trong mình bộ đồ bảo hộ kín mít khiến Hoàng cảm thấy người lúc nào cũng như “tắm trong mưa”. Tuy nhiên, sau 1,2 ngày đầu Hoàng dần quen với công việc.

Buổi sáng Hoàng bắt đầu làm từ 7h sáng đến khoảng 13h, 14h chiều. Một bàn sẽ lấy mẫu 1 địa điểm, có hôm địa điểm nào ít thì hơn trăm mẫu, địa điểm nào nhiều thì 1 bàn khoảng 300 mẫu. Trải nghiệm khó quên nhất có lẽ là những lần lấy mẫu cho các em nhỏ chỉ vài tháng tuổi. Mỗi lần lấy mẫu như vậy các em đều khóc, Hoàng bình tĩnh, nhẹ nhàng dỗ dành các em.

Nguyễn Trần Huy Hoàng trong buổi lễ xuất quân.
Nguyễn Trần Huy Hoàng trong buổi lễ xuất quân. Ảnh: NVCC

“1 tuần trở lại đây, đoàn mình bắt đầu công việc nhập liệu. Ở dưới cộng đồng sẽ chụp thông tin người lấy mẫu lại rồi gửi về cho chúng mình, sau đó sẽ nhập liệu rồi gửi lên CDC tỉnh để chạy kết quả xét nghiệm cho người dân”, Hoàng cho hay.

Hoàng chia sẻ, công việc nhập liệu này phải tiếp xúc với máy tính nhiều nên thời gian phải làm nhiều hơn và căng thẳng hơn so với lấy mẫu. Tùy số lượng mẫu mà giờ làm việc có thể kéo dài đến 1, 2h sáng.

Đây có lẽ là trải nghiệm khó quên nhất trong quãng đời sinh viên của Hoàng. Từ những ngày đầu được người dân đón tiếp nhiệt tình, những buổi đi làm tuy mệt mỏi nhưng có sự ủng hộ của mọi người đến sự tin tưởng của bố mẹ, thầy cô và bạn bè.

Trưởng thành từ "điểm nóng"

Là chàng trai đến từ Quảng Nam, tự nguyện viết đơn đăng kí xin tham gia chống dịch tại Bắc Giang, Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 2002), sinh viên năm nhất Khoa Y trường Đại học Đông Á thấy mình trưởng thành hơn nhiều. Đây là lần thứ ba, chàng trai 10X nhận nhiệm vụ chống dịch, hai lần trước em tham gia tại Quảng Nam và Đà Nẵng.

Thắng cho biết, việc lấy mẫu này các em đã được học, được thực hành nên công việc này không có gì khó khăn và là một cơ hội lớn để các em trưởng thành hơn trong tâm dịch.

“Em tiếp xúc và làm quen với nhiều người, cởi mở dễ hòa đồng hơn và học cách đương đầu trước những khó khăn thử thách”, Thắng chia sẻ.

Nguyễn Văn Thắng 3 lần tình nguyện tham gia chống dịch. Ảnh: NVCC
Nguyễn Văn Thắng 3 lần tình nguyện tham gia chống dịch. Ảnh: NVCC

Nhớ những ngày đầu ra Bắc, Thắng bỡ ngỡ và xa lạ với mọi thứ. Từ ngôn ngữ địa phương đến những món ăn hằng ngày. Thế rồi, chàng trai Quảng Nam cũng dần quen với cuộc sống nơi đây. Ngày làm việc của Thắng thường bắt đầu lúc 5h tới 12h30 và buổi chiều từ 15h30 đến 22h30. Những ngày đầu tiên tham gia tình nguyện, đêm về mệt mỏi, nhóm của Thắng chuyện trò không dứt sau cả ngày dài bận rộn.

“Sau đợt chống dịch tại Đà Nẵng, em ra ngoài Bắc tiếp tục công việc tại Bắc Giang nên chưa có dịp về thăm mẹ. Ngày mai là sinh nhật mẹ nhưng em đã không thể giữ lời hứa đón sinh nhật cùng với mẹ.” Thắng nghẹn ngào tâm sự.

Những ngày tháng 6 nắng nóng, công việc lấy mẫu xét nghiệm, chống dịch COVID-19 lại càng khó khăn hơn. Cũng như Hoàng, Thắng và những bạn sinh viên tham gia chống dịch, có lẽ đây sẽ là một trải nghiệm khó quên, là “kì thực tập đáng nhớ” để trưởng thành hơn từ hành trình tham gia chống dịch này.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

KIM ANH
TIN LIÊN QUAN

Tâm sự nữ sinh viên tình nguyện lên đường vào tâm dịch COVID-19 Bắc Ninh

An An (Nguồn: Bộ Y tế) |

"Tôi cảm thấy tự hào khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho công tác chống dịch COVID-19" - Minh Huyền chia sẻ. Cô là thành viên trong nhóm 27 sinh viên của Đại học Y tế Công cộng tình nguyện tới tâm dịch để tham gia lấy mẫu xét nghiệm tại Bắc Ninh.

Sinh viên Khoa Y hỗ trợ công tác phòng dịch COVID-19 tự hào: Không mình thì ai!

Huyên Nguyễn |

Nóng nực trong bộ đồ bảo hộ hay phải thức xuyên đêm để hỗ trợ lấy mẫu, nhập liệu, kiểm tra thân nhiệt để phòng chống dịch COVID-19 là công việc mà những sinh viên Khoa Y đang thực hiện mỗi ngày. Khẩu trang, bao tay, quần áo kín, thêm mặt nạ chắn giọt bắn khiến những giọt mồ hôi chảy liên tục từ mắt xuống.

Sinh viên ở tâm dịch Bắc Giang: Chiến đấu không kể ngày đêm, nắng nóng

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chiến tuyến Bắc Giang, cả tướng và quân trường y đang từng ngày, từng giờ đồng lòng quyết tâm "rượt đuổi kẻ thù" - virus SARS-CoV-2. Dẫu khó khăn, mệt nhọc nhưng những sinh viên can trường vẫn chưa một lần gục ngã ý chí, hay có ý định bỏ cuộc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Tâm sự nữ sinh viên tình nguyện lên đường vào tâm dịch COVID-19 Bắc Ninh

An An (Nguồn: Bộ Y tế) |

"Tôi cảm thấy tự hào khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho công tác chống dịch COVID-19" - Minh Huyền chia sẻ. Cô là thành viên trong nhóm 27 sinh viên của Đại học Y tế Công cộng tình nguyện tới tâm dịch để tham gia lấy mẫu xét nghiệm tại Bắc Ninh.

Sinh viên Khoa Y hỗ trợ công tác phòng dịch COVID-19 tự hào: Không mình thì ai!

Huyên Nguyễn |

Nóng nực trong bộ đồ bảo hộ hay phải thức xuyên đêm để hỗ trợ lấy mẫu, nhập liệu, kiểm tra thân nhiệt để phòng chống dịch COVID-19 là công việc mà những sinh viên Khoa Y đang thực hiện mỗi ngày. Khẩu trang, bao tay, quần áo kín, thêm mặt nạ chắn giọt bắn khiến những giọt mồ hôi chảy liên tục từ mắt xuống.

Sinh viên ở tâm dịch Bắc Giang: Chiến đấu không kể ngày đêm, nắng nóng

Thiều Trang - Bích Hà |

Tại chiến tuyến Bắc Giang, cả tướng và quân trường y đang từng ngày, từng giờ đồng lòng quyết tâm "rượt đuổi kẻ thù" - virus SARS-CoV-2. Dẫu khó khăn, mệt nhọc nhưng những sinh viên can trường vẫn chưa một lần gục ngã ý chí, hay có ý định bỏ cuộc.