Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục “nóng” tại phiên họp Thường vụ Quốc hội

HUYÊN NGUYỄN |

Tại phiên họp thứ 27, Thường vụ Quốc hội khoá XIV ngày 12.9, nhiều đại biểu tham  dự đã bày tỏ những băn khoăn liên quan tới các chương trình thử nghiệm, thực nghiệm trong giáo dục gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

Tại phần chất vấn phiên họp ngày 12.9, nhiều đại biểu đã bày tỏ những băn khoăn liên quan tới dư luận có những quan điểm trái chiều về cải cách tiếng Việt và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD).

Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội bày tỏ băn khoăn về các thí điểm và thực hiện trong giáo dục. Quan điểm thí điểm là làm thử, có thành công, có thất bại nhưng thời gian qua, những thí điểm trong giáo dục có nhiều ý kiến trái chiều.

Chung băn khoăn, bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội nêu vấn đề về việc gần đây, cử tri rất quan tâm tới chương trình thí điểm TV1-CNGD.

“Tôi băn khoăn khi thực nghiệm trở thành đại trà thì như thế nào? Luật Giáo dục hiện hành vẫn còn nguyên giá trị, trong đó, Điều 100 quy định, Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

Tuy nhiên, ví dụ tỉnh Hà Tĩnh đã dùng 100% tài liệu TV1-CNGD như vậy là khi thực nghiệm đã trở thành đại trà. Theo phản ánh, trong tài liệu này có rất nhiều bài văn, bài thơ có quan điểm giáo dục khác lạ. Cũng khó có thể tìm mua được TV1-CNGD tại các quầy sách ở Hà Nội, như vậy, tôi đặt ra việc cung cấp loại sách này có mang tính độc quyền hay không?”, bà Hải bày tỏ.

Về nội dung này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: “Giáo dục luôn được cả xã hội quan tâm, khi có một sự kiện giáo dục thì cộng đồng, rất quan tâm, góp ý. Đây là điều rất tốt và rất may. Gần đây có rộ lên câu chuyện liên quan tới tài liệu học tập, dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học, năm trước là câu chuyện một công trình nghiên cứu của một nhà khoa học tên là Bùi Hiền.

Ngay lúc đó, tôi đã nói Chính phủ hoàn toàn không có chủ trương cải cách tiếng Việt. Việc tranh luận, đôi co về tài liệu học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có ý kiến chính thức đây chỉ là một phương pháp dạy học tiếng Việt, chủ yếu là phát âm cho trẻ mới bắt đầu đi học chứ không phải đổi mới hay cải cách tiếng Việt”.   

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Chính phủ hoàn toàn không có chủ trương cải cách tiếng Việt.

Phó Thủ tướng bày tỏ thêm: “Trong giáo dục, không phải được quốc tế nhận xét tốt mà mình không đổi mới. Chúng ta phải liên tục đổi mới hơn nữa. Vấn đề về thử nghiệm, thực nghiệm trong giáo dục phải rất thận trọng nhưng không thể không tiếp tục đổi mới”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn khi chương trình thực nghiệm diễn ra trong nhiều năm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lo ngại về thực nghiệm, thử nghiệm chương trình gì mấy chục năm vẫn còn thực nghiệm. Thực nghiệm đổi mới nhiều quá, không biết kinh nghiệm ở đâu nhưng khổ học sinh quá. Trẻ bây giờ hỏi về lịch sử không biết, học thêm, dạy thêm quá nhiều.
HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi sách 'Công nghệ giáo dục', vụ khủng bố 11.9 tiếp tục được tìm đọc nhiều nhất

Hà Phương - Tan |

Tranh cãi nội dung nhạy cảm trong sách 'Công nghệ giáo dục'; Vụ khủng bố 11 tháng 9; Á hậu, MC bán dâm... là những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trong 24h qua.

Tin tức giáo dục 24h: Tiết lộ lí do “Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục” chưa thành sách giáo khoa

Tú Anh |

Ồn ào xoay quanh việc triển khai sách Công nghệ Giáo dục; Nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM lên tiếng; Các trường quân đội tuyển sinh bổ sung hàng loạt chỉ tiêu... là những tin tức giáo dục đáng chú ý 24h qua.

Từ chuyện "ném đá" Công nghệ giáo dục: Thiếu văn hóa tranh luận, giáo dục khó đổi mới

Đặng Chung |

Tranh luận và phản biện là điều cần thiết cho sự phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là giáo dục. Nhưng theo nhiều chuyên gia, ở nước ta vẫn thiếu văn hóa tranh luận. Thay vì góp ý, phản biện trên cơ sở khoa học và sự hiểu biết của mình, đám đông lại chọn cách lao vào “đánh hội đồng”, vùi dập những cái mới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tranh cãi sách 'Công nghệ giáo dục', vụ khủng bố 11.9 tiếp tục được tìm đọc nhiều nhất

Hà Phương - Tan |

Tranh cãi nội dung nhạy cảm trong sách 'Công nghệ giáo dục'; Vụ khủng bố 11 tháng 9; Á hậu, MC bán dâm... là những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trong 24h qua.

Tin tức giáo dục 24h: Tiết lộ lí do “Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục” chưa thành sách giáo khoa

Tú Anh |

Ồn ào xoay quanh việc triển khai sách Công nghệ Giáo dục; Nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM lên tiếng; Các trường quân đội tuyển sinh bổ sung hàng loạt chỉ tiêu... là những tin tức giáo dục đáng chú ý 24h qua.

Từ chuyện "ném đá" Công nghệ giáo dục: Thiếu văn hóa tranh luận, giáo dục khó đổi mới

Đặng Chung |

Tranh luận và phản biện là điều cần thiết cho sự phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là giáo dục. Nhưng theo nhiều chuyên gia, ở nước ta vẫn thiếu văn hóa tranh luận. Thay vì góp ý, phản biện trên cơ sở khoa học và sự hiểu biết của mình, đám đông lại chọn cách lao vào “đánh hội đồng”, vùi dập những cái mới.