Sửa đổi nhiều quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có Dự thảo Sửa đổi Thông tư quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Cụ thể, sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 như sau: Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm (tương đương 1.760 giờ hành chính/năm), trong đó:

Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;

Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học là 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;

Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;

Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, Giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, Giám đốc giao.

Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép. Ngoài thời gian nghỉ hè, nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.

Ngoài ra, Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 5 và Khoản 7 Điều 5 Thông tư này.

Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 30% định mức quy định.

Hiệu trưởng, Giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.

Định mức giờ giảng đối với viên chức, viên chức quản lý đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 10% giờ chuẩn/năm; Phó hiệu trưởng: 15% giờ chuẩn/năm; Trưởng phòng và tương đương: 20% giờ chuẩn/năm; Phó trưởng phòng và tương đương: 25% giờ chuẩn/năm; Đối với viên chức khác: 30% giờ chuẩn/năm.

Đối với các viên chức, viên chức quản lý đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Không để doanh nghiệp và NLĐ "chết lâm sàng" trong đại dịch COVID-19

TS. Nguyễn Anh Thơ |

Việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp và người lao động để duy trì sản xuất, nhanh phục hồi sản xuất an toàn sau khi kiểm soát dịch COVID-19 là vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Hà Nội: Chi hơn 3,8 tỉ đồng tặng quà người có công với cách mạng

LƯƠNG HẠNH |

Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội lên Kế hoạch số 178/KH-UBND tặng quà các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh (02.9.1945-02.9.2021).

Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm

QUỲNH CHI |

Sáng 20.7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021; phát động cuộc thi thiết kế dạy học trực tuyến và ký kết hợp tác với doanh nghiệp.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Không để doanh nghiệp và NLĐ "chết lâm sàng" trong đại dịch COVID-19

TS. Nguyễn Anh Thơ |

Việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp và người lao động để duy trì sản xuất, nhanh phục hồi sản xuất an toàn sau khi kiểm soát dịch COVID-19 là vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Hà Nội: Chi hơn 3,8 tỉ đồng tặng quà người có công với cách mạng

LƯƠNG HẠNH |

Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội lên Kế hoạch số 178/KH-UBND tặng quà các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh (02.9.1945-02.9.2021).

Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm

QUỲNH CHI |

Sáng 20.7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021; phát động cuộc thi thiết kế dạy học trực tuyến và ký kết hợp tác với doanh nghiệp.