Sự khác nhau giữa đại học và trường đại học ở Việt Nam

Vân Trang |

Tại Việt Nam, "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.

Phân biệt "trường đại học" và "đại học"

Luật Giáo dục 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 nêu rõ:

Trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

Còn đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Theo định nghĩa trên, trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực (trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành).

Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm nhiều trường đại học.

Bốn quy định đặc biệt khi chuyển từ trường thành đại học

Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP, để được chuyển từ trường đại học lên đại học, các trường phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

Thứ hai, trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Về quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 em trở lên.

Thứ ba, trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp - với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.

Thủ tướng vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST
Thủ tướng vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Thứ tư, trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung. Đồng thời làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).

Nghị định cũng cho phép các trường đại học đơn lập được liên kết để trở thành đại học chung.

Điều kiện là phải có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học hoặc có ít nhất 3 trường đại học là trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận liên kết thành đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các trường tham gia liên kết phải xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung, các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản. Ngoài ra, phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học công lập hoặc có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp tại mỗi trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Các trường sẽ gửi hồ sơ chuyển đổi cho Bộ GDĐT thẩm định, trình Thủ tướng quyết định.

Mới đây, Thủ tướng ký quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ thuộc Bộ GDĐT có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có 6 đại học, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên Đại học

Vân Trang |

Thủ tướng vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

Ủng hộ đề xuất chi thêm 336 tỉ đồng/tháng trả tiền phụ cấp cho giáo viên

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề xuất phương án nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non lên tối đa 100%.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Vất vả xin xác nhận cư trú, bạn đọc đề xuất nên tiếp tục dùng sổ hộ khẩu

HỮU CHÁNH |

Từ việc phải đi xin giấy xác nhận cư trú phiền hà, mất thời gian, nhiều bạn đọc đề xuất nên cho tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đồng bộ.

Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 là cơ hội để các cơ quan tháo gỡ khó khăn

Hoài Luân |

Sáng 24.2, tại TP Quy Nhơn, Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức.

Nở rộ lừa đảo qua tin nhắn "Tình 1 đêm", mời gọi mại dâm

Thái Mạnh - Bảo Bình |

Những ngày qua, nhiều thuê bao di động nhận được tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo đến từ tên người gửi “Tinh 1 Dem” hoặc “Hen ho”... Mặc dù có tên người gửi khác nhau, nhưng nội dung của các tin nhắn này đều là mời chào môi giới mại dâm với những đường link lạ đính kèm.


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên Đại học

Vân Trang |

Thủ tướng vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

Ủng hộ đề xuất chi thêm 336 tỉ đồng/tháng trả tiền phụ cấp cho giáo viên

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề xuất phương án nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non lên tối đa 100%.