Số giờ làm thực tế của giáo viên mầm non vượt quá nhiều so với quy định

HUYÊN NGUYỄN - THUÝ HẮNG |

Thiếu giáo viên mầm non ở nhiều địa phương, giáo viên mầm non chịu cường độ làm việc căng thẳng nhưng chế độ đãi ngộ và thu nhập lại chưa tương xứng với công sức và áp lực nghề nghiệp,… đây là những vấn đề được quan tâm tại Hội thảo đánh giá thời gian làm việc, chính sách đối với giáo viên, nhân viên cấp mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức mới đây tại Nghệ An.

Chính sách còn nhiều hạn chế

Chia sẻ về khó khăn địa phương, bà Trần Thị Tố Uyên, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện nay, tỉ lệ bình quân giáo viên/lớp của tỉnh khá thấp so với các tỉnh lân cận. Điều đó dẫn tới áp lực công việc cao và quá tải về cường độ lao động cho giáo viên, nhân viên ở một số trường, đặc biệt là ở vùng khó khăn.

Tỉ lệ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép cao (41,5%), có nhiều điểm trường (toàn tỉnh có 174 trường mầm non nhưng có tới 857 điểm trường) khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo cũng như bố trí, sắp xếp giáo viên.

Cùng chung khó khăn trên, bà Trần Thị Thúy - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GDĐT Thái Nguyên) chia sẻ: Từ năm 2016 đến nay, trong điều kiện thực tế số trẻ đến trường mầm non tăng nhanh và số lượng giáo viên biên chế được giao còn thiếu nhiều so với quy định.

Nếu tính định mức theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, tại thời điểm tháng 12.2018, tỉnh Thái Nguyên thiếu khoảng 1.900 biên chế giáo viên mầm non. Đội ngũ nhân viên nấu ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ hoạt động nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, đối với các trường mầm non có tổ chức cho trẻ ăn bán trú, ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ, cán bộ quản lý và giáo viên đều phải trực trưa để theo dõi trẻ trong giờ ngủ (140-150 phút/ngày). Theo Điều lệ trường mầm non, hoạt động chăm sóc giấc ngủ là một trong những nhiệm vụ của giáo viên, vì vậy địa phương không có cơ sở để huy động xã hội hóa trả tiền công cho việc trông trẻ buổi trưa – bà Thúy nêu ý kiến.

Đánh giá về việc thực hiện chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, ông Vũ Văn Dũng, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GDĐT Tuyên Quang nhấn mạnh: “Số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn vượt quá nhiều so với quy định (làm việc từ 9 đến 10 giờ/ngày), vi phạm Luật Lao động.

Nguyên nhân là do buổi sáng, giáo viên phải đến đón trẻ sớm và chiều muộn khi phụ huynh đón hết trẻ mới được ra về nhưng chưa được tính thêm làm ngoài giờ.

Không chỉ vậy, việc quy định định mức giáo viên/nhóm, lớp tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16.3.2015 gây khó khăn cho công tác tham mưu và triển khai thực hiện ở địa phương do quy định định mức “tối đa” là 2,5 đối với nhà trẻ và 2,2 đối với mẫu giáo, nhưng lại không quy định định mức tối thiểu.

Giáo dục mầm non đang gặp khó khăn

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non (Bộ GDĐT) khẳng định trong những năm qua giáo dục mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nổi bật là kết quả của việc phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi đã tạo; mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng; đội ngũ giáo viên tăng cả về số lượng và chất lượng… Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giáo dục mầm non nói chung và đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non. Ảnh: TH
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non. Ảnh: TH

Ghi nhận nỗ lực của các địa phương trong tháo gỡ những khó khăn về thời gian làm việc, chính sách đối với giáo viên, nhân viên mầm non, ông Nguyễn Bá Minh đánh giá các giải pháp của địa phương hiện nay được vận dụng đa dạng, linh hoạt không mâu thuẫn với quy định, mở cơ chế cho cơ sở, huy động và sử dụng nguồn lực từ xã hội. Nhiều địa phương đã vận dụng các văn bản, quy định để có thêm chính sách cho giáo viên.

Những đề xuất, kiến nghị của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về chế độ làm việc, định mực giáo viên/lớp của giáo viên mầm non; bổ sung quy định về chế độ làm thêm giờ, chế độ trực trưa đối với giáo viên mầm non, thời gian sinh hoạt chuyên môn của giáo viên mầm non; điều chỉnh lại hạng ngạch giáo viên mầm non phù hợp với Luật Giáo dục 2019;… sẽ được Bộ GDĐT tiếp thu, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển giáo dục mầm non trong thời gian tới.

HUYÊN NGUYỄN - THUÝ HẮNG
TIN LIÊN QUAN

Những trường hợp giáo viên không bị ảnh hưởng của việc bỏ biên chế suốt đời

Đặng Chung |

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua, sẽ có 4 trường hợp vẫn được hưởng chế độ “viên chức suốt đời”.

Hà Nội sẽ dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Một bộ phận giáo viên vẫn có quyền được nghỉ hưu sớm

Đặng Chung |

Trong khoảng 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có đối tượng là giáo viên dạy thể dục, thể thao tại các khoa, trường chuyên thể dục, thể thao. Những người này sẽ được quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Những trường hợp giáo viên không bị ảnh hưởng của việc bỏ biên chế suốt đời

Đặng Chung |

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua, sẽ có 4 trường hợp vẫn được hưởng chế độ “viên chức suốt đời”.

Hà Nội sẽ dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách?

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Một bộ phận giáo viên vẫn có quyền được nghỉ hưu sớm

Đặng Chung |

Trong khoảng 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có đối tượng là giáo viên dạy thể dục, thể thao tại các khoa, trường chuyên thể dục, thể thao. Những người này sẽ được quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.