Sở GDĐT Hà Nội: Các trường ngoài công lập phải trả “phí giữ chỗ” cho phụ huynh

An Bình |

Quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội là các trường ngoài công lập cần trả lại khoản tiền “phí ghi danh”, “phí giữ chỗ” cho phụ huynh.

Chiều tối 10.7, Sở GDĐT Hà Nội đã cung cấp một số thông tin quan trọng về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018, trong đó có việc các trường ngoài công lập thu của phụ huynh các loại tiền như “phí ghi danh”, “phí giữ chỗ” gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Phó Giám đốc Sở GDĐT Lê Ngọc Quang khẳng, định không có quy định nào về "phí đặt cọc”, "phí ghi danh”, "phí giữ chỗ" nên các trường tư không thể đặt ra việc này.

Cụ thể trong Nghị định số 69 của Chính phủ năm 30.5.2008, có quy định nguồn thu của các cơ sở thực hiện xã hội hóa, điều 16 về trách nhiệm và điều 14 về nguồn thu của các cơ sở quy định chỉ có phí, lệ phí và hoạt động thu từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ…

Trong 5 khoản của nghị định này chỉ có khoản 1 là liên quan đến phí và lệ phí, không có khoản nào là phí giữ chỗ. Truy cứu mục này để xem thế nào là phí và lệ phí thì không có khoản nào ghi danh là phí “giữ chỗ”.

"Như vậy, các trường thu khoản này là sai. Dù theo Nghị định 86 là các trường dân lập được tự quyết quyền thu phí và lệ phí, tự quyết mức thu học phí nhưng tất cả các quy định, cả Luật giáo dục chỉ nói đến học phí và lệ phí tuyển sinh, chứ không có "phí giữ chỗ".

Từ năm 2019, Sở GDĐT Hà Nội sẽ có quy định trong văn bản hướng dẫn tuyển sinh về công bố điểm chuẩn cho trường tư. Khi trường tư đã công bố điểm chuẩn thì phải tuyển theo đó. Trường tuyển đủ chỉ tiêu thì thôi, tránh lặp lại câu chuyện điểm chuẩn tăng như sàn chứng khoán xảy ra trong mùa thi năm nay.

Lý giải thêm về vấn đề này, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Viết Cẩn cho biết: Quy định của Bộ GDĐT có hai khoản trường ngoài công lập được tự chủ là học phí và phí tuyển sinh. Tuy nhiên, nhà trường phải công khai với cha mẹ học sinh trong cả khóa học. Trường công khai lộ trình học phí nhưng không ép phụ huynh phải nộp tiền ngay.

Khi học sinh được hưởng các dịch vụ thì phải có thỏa thuận. Các nhà trường đưa ra các khoản thu cũng phải theo quy định.

Ông lấy ví dụ về tiền đồng phục, theo thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT, nhà trường (cả công lập hay ngoài công lập) chỉ quyết định về mẫu mã để phụ huynh chủ động tự may.

Còn theo các quy định về phí, hiện cũng không có quy định phí nào là 'phí giữ chỗ” hay 'phí ghi danh' cả.

“Các trường không thể đặt ra như vậy được. Còn mức thu học phí hay tuyển sinh các trường phải chủ động và công khai.

Việc giữ học sinh và tuyển sinh tốt ở các trường ngoài công lập là ở chất lượng nhà trường, chứ không phải bằng biện pháp giữ tiền đặt chỗ hay giữ hồ sơ.

Sở cũng yêu cầu các trường trong giai đoạn tuyển sinh không được thu tiền của phụ huynh. Trường chỉ được tự chủ những khoản mà Bộ GDĐT đã quy định như học phí và lệ phí tuyển sinh" - ông Nguyễn Viết Cẩn khẳng định.

Cũng theo Sở GDĐT Hà Nội, để tránh tình trạng thương mại hóa trong tuyển sinh, Sở đã có văn bản chung gửi cho các trường. Khi phát hiện từng trường vi phạm quy định, Sở lại gửi công văn riêng. Đến nay hầu hết các đơn vị đã ủng hộ chủ trương này và trả tiền cho phụ huynh. Còn một vài trường, Sở đề nghị các trường tiếp tục thực hiện.

An Bình
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Dương Trung Quốc: Các trường đừng vì vài đồng "phí giữ chỗ" mà đánh mất thương hiệu

Đặng Chung |

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, trong bất kể lĩnh vực nào, nhất là lĩnh vực giáo dục, bên cạnh pháp lý còn có đạo lý. Việc các trường tự đặt ra các khoản thu như phí giữ chỗ, đẩy thiệt thòi về phía học sinh, không giúp trường mang lại thương hiệu.

Nhà trường không trả "phí giữ chỗ": Không thể để "trên bảo dưới không nghe"

Thiên Bình |

Dù Sở GDĐT Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu các trường trả lại toàn bộ các khoản phí đã thu của phụ huynh học sinh khi nộp hồ sơ nhưng nhiều trường vẫn "chây ỳ" không chịu trả. 

Trường tư quyết “ôm” phí giữ chỗ: Viện cớ khó khăn để trút gánh nặng lên đầu phụ huynh

QUANG ĐẠI |

Mặc dù nhiều luật sư lên tiếng phản đối, Sở GDĐT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu trả lại các khoản thu cho phụ huynh, nhưng nhiều trường tư vẫn “phớt lờ”, bất chấp.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đại biểu Dương Trung Quốc: Các trường đừng vì vài đồng "phí giữ chỗ" mà đánh mất thương hiệu

Đặng Chung |

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, trong bất kể lĩnh vực nào, nhất là lĩnh vực giáo dục, bên cạnh pháp lý còn có đạo lý. Việc các trường tự đặt ra các khoản thu như phí giữ chỗ, đẩy thiệt thòi về phía học sinh, không giúp trường mang lại thương hiệu.

Nhà trường không trả "phí giữ chỗ": Không thể để "trên bảo dưới không nghe"

Thiên Bình |

Dù Sở GDĐT Hà Nội đã ra văn bản yêu cầu các trường trả lại toàn bộ các khoản phí đã thu của phụ huynh học sinh khi nộp hồ sơ nhưng nhiều trường vẫn "chây ỳ" không chịu trả. 

Trường tư quyết “ôm” phí giữ chỗ: Viện cớ khó khăn để trút gánh nặng lên đầu phụ huynh

QUANG ĐẠI |

Mặc dù nhiều luật sư lên tiếng phản đối, Sở GDĐT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu trả lại các khoản thu cho phụ huynh, nhưng nhiều trường tư vẫn “phớt lờ”, bất chấp.