Sinh viên xếp hàng từ 3h sáng để thi chuẩn đầu ra tiếng Anh

Bích Hà |

Những giờ qua, mạng xã hội chia sẻ chóng mặt hình ảnh về việc sinh viên ở TPHCM xếp hàng từ nửa đêm để lấy số thứ tự đăng ký thi chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh.

Theo Nguyễn Đức – một giáo viên dạy tiếng Anh ở TPHCM, từ đêm 30.11 và 1.12, nhiều học sinh của anh đã than phiền về việc vừa trải nghiệm cảnh tượng chưa từng có khi đi đăng ký thi lấy chứng chỉ chuẩn đầu ra môn tiếng Anh tại một trung tâm ở TPHCM. Sinh viên rồng rắn xếp hàng, có người đi từ 4 sáng mà đến 11h trưa mới đăng ký được.

 
 
 
Cảnh tượng sinh viên rồng rắn xếp hàng đi đăng ký thi lấy chứng chỉ TOEIC. Ảnh: Nguyễn Hoài Thương

Theo sinh viên một trường đại học tại TPHCM, nguồn cơn của sự việc sinh viên rồng rắn đi đăng ký thi TOEIC là vì hiện nay hầu hết các trường đại học, học viện trên cả nước đều yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Đặc biệt khi nghe được thông tin từ tháng 2.2019 cấu trúc đề thi TOEIC sẽ thay đổi theo hướng khó hơn, những ngày qua sinh viên đã đổ xô đến một đơn vị duy nhất được ủy quyền thực hiện bài thi TOEIC quốc tế tại Việt Nam để đăng ký dự thi trước thời điểm này.

Chia sẻ những hình ảnh về buổi đăng ký thi TOEIC này trên trang cá nhân, Nguyễn Hoài Thương (sinh viên một trường đại học ở TPHCM) phải dùng đến từ “ám ảnh”.

Thương cho biết dù mình đến địa điểm đăng ký từ lúc 3h45 sáng nhưng phải đến gần 9h mới hoàn thành thủ tục sau những cuộc “vật lộn”, chen chúc với hàng nghìn sinh viên khác.

 
 
Ảnh: Nguyễn Đức

Những giờ qua, hình ảnh và clip về cảnh tượng sinh viên xếp hàng từ nửa đêm vì chứng chỉ chuẩn đầu ra ngoại ngữ vẫn được lan truyền và nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên.

Chuẩn đầu ra – hiểu thế nào cho đúng?

Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT): “Việc qui định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là thiện ý của Bộ GDĐT thực hiện một trong các mục tiêu của đề án ngoại ngữ và khung trình độ quốc gia đối với người tốt nghiệp đại học phải có trình độ ngoại ngữ 3/6 trong khung ngoại ngữ 6 bậc.

Như vậy, nhà trường phải thiết kế chương trình tổ chức dạy học sao cho sinh viên đạt được tiêu chuẩn này. Nhà trường có thể đã thiếu các giải pháp cụ thể đạt được chuẩn đầu ra về ngoại ngữ.

Để đạt được chuẩn này bó gọn trong chương trình đào tạo đòi hỏi nhà trường, giảng viên phải tổ chức bố trí sắp xếp thời lượng học tập để đạt được chuẩn đầu ra trong khung học phí mà người học đã nộp.

Nói cách khác, người học học theo chương trình và nộp học phí thì nhà trường phải có trách nhiệm đào tạo sinh viên đạt chuẩn đầu ra của chương trình nói chung và chuẩn đầu ra của môn học ngoại ngữ nói riêng”.

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho hay, chuẩn đầu ra chính là những năng lực người học sẽ có được sau khi tham gia khóa đào tạo của nhà trường, là thứ nhà trường cam kết với người học.

Ví dụ, nhà trường cam kết chuẩn đầu ra môn tiếng Anh là 450 TOEIC, thì trường phải thiết kế chương trình giảng dạy, đánh giá môn tiếng Anh như thế nào để sinh viên sau khi tích lũy đủ tín chỉ và thi qua môn học đó là đã đạt chuẩn đầu ra.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Năng lực tiếng Anh của người Việt giảm 7 bậc so với năm 2017

Đặng Chung |

Năng lực tiếng Anh của người Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. So với năm 2017, Việt Nam đã tụt 7 hạng.

Đề tham khảo môn Tiếng Anh: 20% kiến thức nâng cao, cần thay đổi cách học như thế nào?

HUYÊN NGUYỄN |

Nhìn nhận sơ bộ về đề thi tham khảo môn Tiếng Anh vào lớp 10 mà Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố, ông Nguyễn Danh Chiến - Hiệu trưởng THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) cho rằng đề thi cơ bản theo chương trình THCS, trong đó có 40% là câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. 

Ông bố có con nhỏ “nói tiếng Anh như gió” chia sẻ bí quyết dạy con để không bị “loạn ngữ”

Đặng Chung |

Từ khi 4 tuổi, bé Khánh Linh (Hà Nội) có thể nói tiếng Anh như người bản xứ. Khi ở với bố hay gặp người nước ngoài, bé nói tiếng Anh trôi chảy. Ngay sau đó, bé có thể quay sang mẹ và mọi người nói tiếng Việt một cách tự nhiên.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Năng lực tiếng Anh của người Việt giảm 7 bậc so với năm 2017

Đặng Chung |

Năng lực tiếng Anh của người Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. So với năm 2017, Việt Nam đã tụt 7 hạng.

Đề tham khảo môn Tiếng Anh: 20% kiến thức nâng cao, cần thay đổi cách học như thế nào?

HUYÊN NGUYỄN |

Nhìn nhận sơ bộ về đề thi tham khảo môn Tiếng Anh vào lớp 10 mà Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố, ông Nguyễn Danh Chiến - Hiệu trưởng THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) cho rằng đề thi cơ bản theo chương trình THCS, trong đó có 40% là câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. 

Ông bố có con nhỏ “nói tiếng Anh như gió” chia sẻ bí quyết dạy con để không bị “loạn ngữ”

Đặng Chung |

Từ khi 4 tuổi, bé Khánh Linh (Hà Nội) có thể nói tiếng Anh như người bản xứ. Khi ở với bố hay gặp người nước ngoài, bé nói tiếng Anh trôi chảy. Ngay sau đó, bé có thể quay sang mẹ và mọi người nói tiếng Việt một cách tự nhiên.