Sinh viên ở lại Sài Gòn ăn tết, làm thêm kiếm tiền đóng học phí phụ bố mẹ

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2020, trong khi hàng ngàn sinh viên nô nức về quê ăn Tết thì số sinh viên khác ở lại TPHCM đón giao thừa xa quê. Các sinh viên dành những ngày nghỉ Tết làm thêm dành dụm tiền trang trải học phí cho học kỳ mới.

 
Năm nay, các bạn sinh viên xa quê tại TPHCM được cùng nhau đón Tết tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM. Ảnh: Anh Nhàn

Tết Canh Tý năm 2020 là lần thứ 3 Phạm Thị Hà (quê Quảng Bình, sinh viên năm 3 Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Vinatex TPHCM) ở lại TPHCM đón Tết. Sở dĩ, Hà chọn ở lại TPHCM vì về quê mất hơn 24 tiếng đồng hồ, tiền vé xe lại mắc. Hà ở lại tranh thủ làm thêm những ngày Tết để lấy tiền trang trải học phí.

"Đây là năm thứ ba tôi đón tết tại TPHCM. Trong Tết, tôi tranh thủ đi làm thêm. Gần chỗ trọ có quán cần tuyển nhân viên nên tôi xin vào làm, thu nhập cũng ổn.

Ở lại TPHCM, tôi thấy nhớ quê lắm. Tuy không khí Tết ở TPHCM có nhộn nhịp hơn nhưng không giống với không khí ở quê. Những hoạt động truyền thống ngày Tết như nấu bánh chưng, cúng ông bà thì tôi không còn được tham gia cùng với gia đình, ở đây chỉ có đi làm và rảnh thì đi tham quan những thắng cảnh của thành phố. Tôi lựa chọn ở đây đi làm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, giúp đỡ bố mẹ một phần" - bạn Phạm Thị Hà cho biết.

 
Những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mong được về quê ăn Tết thì được Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TPHCM hỗ trợ vé xe miễn phí đoàn tụ dịp Tết cùng gia đình ở quê.

Giống như trường hợp của Hà, Trần Thị Bích Xuân (quê Bình Định, sinh viên Đại học Nông Lâm TPHCM) cũng ở lại làm thêm dịp Tết. Đây là năm đầu tiên cô sinh viên năm nhất ăn Tết xa quê sau hơn 5 tháng đặt chân vào TPHCM.

"Tôi tranh thủ Tết đi làm để kiếm thêm thu nhập trả tiền học phí. Ba mẹ tôi ở quê làm nông nên cũng trông con về nhưng mà tôi muốn ở lại kiếm thêm tiền để đỡ thêm cho bố mẹ. Xa quê thì buồn nhưng chi phí vé xe đắt đỏ, hoàn cảnh cũng không khá giả nên tôi ở lại đón tết ở TPHCM" - bạn Trần Thị Bích Xuân tâm sự.

Tết năm nay với bạn Đỗ Thị Lan Trinh (quê Bình Định, sinh viên năm 2 Đại học Công nghiệp TPHCM) có lẽ là cái Tết đáng nhớ nhất.

Bố của Trinh đi làm biển suốt mùa Tết, mẹ đi làm ở Vũng Tàu nên "có về nhà cũng không có bố mẹ, Tết không có người thân đâu còn ý nghĩa". Trinh quyết định ở lại TPHCM làm thêm kiếm tiền tiền trang trải học phí. Làm có tiền, Trinh cho biết sẽ tranh thủ xuống Vũng Tàu thăm mẹ để hai mẹ con được quây quần trong những ngày xuân.

Ngược lại, không còn cảm giác buồn hay trống trải khi ở TPHCM, Trương Thành Danh (quê Bình Định, sinh viên năm tư Đại học Khoa học Tự nhiên) đã hai năm liên tiếp ăn Tết xa quê.

Tết năm ngoái, Thành Danh nghỉ Tết từ 20 âm lịch. Vừa nghỉ xong, chàng sinh viên chăm chỉ đã bắt tay ngay vào công việc. Từ 21 âm lịch đến giao thừa, Thành Danh làm việc đóng gói trong kho hàng. Mùng 2 âm lịch đến mùng 7, Danh làm phục vụ trong quán cà phê. Thu nhập thời vụ dịp Tết của Danh được 2 triệu, cậu dành dụm số tiền ít ỏi đóng tiền trọ, trả chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở TPHCM.

Tết năm nay, đã quen với việc ở lại nên Thành Danh không quá buồn. Cậu đã chuẩn bị tâm lý để đón một cái Tết xa quê, "cày cật lực" trong những khoảnh khắc nhà nhà người người đang sum vầy mừng xuân mới.

Anh Nhàn - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên trốn học đi làm thêm, chạy xe ôm, quản thế nào?

Bích Hà |

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền học phí, không ít sinh viên đã chọn con đường đi làm thêm. Tuy nhiên, đang có thực tế sinh viên mải miết đi làm thêm đến nỗi sao nhãng, hoặc không còn thời gian dành cho việc học.

Bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ thì có được xếp lương cao hơn?

Đặng Chung |

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thiên Phúc - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh đã nêu băn khoăn về việc xếp lương khi bằng kỹ sư, bác sĩ sẽ tương đương với bằng thạc sĩ.

Sinh viên nói gì khi “siết” giờ làm thêm làm xe ôm công nghệ?

ANH THƯ-TÙNG GIANG |

Trước thông tin kiến nghị về vấn đề nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ, nhiều sinh viên đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Sinh viên trốn học đi làm thêm, chạy xe ôm, quản thế nào?

Bích Hà |

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền học phí, không ít sinh viên đã chọn con đường đi làm thêm. Tuy nhiên, đang có thực tế sinh viên mải miết đi làm thêm đến nỗi sao nhãng, hoặc không còn thời gian dành cho việc học.

Bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ thì có được xếp lương cao hơn?

Đặng Chung |

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thiên Phúc - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh đã nêu băn khoăn về việc xếp lương khi bằng kỹ sư, bác sĩ sẽ tương đương với bằng thạc sĩ.

Sinh viên nói gì khi “siết” giờ làm thêm làm xe ôm công nghệ?

ANH THƯ-TÙNG GIANG |

Trước thông tin kiến nghị về vấn đề nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật để quản lý việc làm thêm của sinh viên, đặc biệt là làm tài xế công nghệ, nhiều sinh viên đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.