Sinh viên khóc ròng vì "cái gì cũng tăng" đầu năm học mới

Phùng Nhung |

Vừa trở lại trường, sinh viên đã than trời vì chủ trọ thi nhau tăng giá nhà. Chưa dừng lại ở đó, gánh nặng còn đè lên vai người học và gia đình khi học phí tăng mạnh. Điều này khiến nhiều sinh viên phải “thắt lưng buộc bụng”, cật lực làm thêm để có đủ chi phí trang trải cuộc sống.

Lao đao vì chi phí sinh hoạt, học tập tăng vọt

Trở lại trường sau thời gian nghỉ hè, bạn Nguyễn Hồng - sinh viên năm 4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngỡ ngàng khi chủ nhà trọ thông báo tăng tiền nhà đột ngột. Hồng cho biết, giá phòng tăng từ 3,1 triệu đồng lên 3,5 triệu đồng/tháng. Nguyên nhân được chủ trọ lí giải là sinh viên lên Hà Nội đông, nhiều người có nhu cầu thuê nhà, nếu cảm thấy không chi trả được thì có thể chuyển đi nơi khác.

"Nhận thông báo tiền nhà tăng gấp khiến em lo lắng, 400 nghìn đồng đối với người đi làm không nhiều nhưng đối với sinh viên là cả một tuần sinh hoạt phí. Mà không chỉ nỗi lo tiền nhà, còn đủ thứ tiền phải lo như tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, đi lại, sách vở đầu năm học...

Sinh viên chúng em đi làm cũng thêm thắt được vài đồng nhưng giữa thời “bão giá” thế này phải trông chờ nhiều vào gia đình. Nhà em thì đông con, bố mẹ còn phải lo cho các em nữa nên em rất khó nghĩ” - Hồng lo lắng.

Căn nhà trọ rộng 25m2 tăng giá từ 3,1tr lên 3,5 tr của Nguyễn Hồng. Ảnh: NVCC
Phòng trọ rộng 25m2 tăng giá từ 3,1 triệu đồng lên 3,5 triệu đồng/tháng của Nguyễn Hồng. Ảnh: NVCC

Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội - Lương Quốc Thái cũng thở dài ngao ngán "cái gì cũng tăng”. Em chia sẻ, khoản tài chính em lo lắng nhất là học phí, đến nay đã tăng lên 2,45 triệu đồng/tháng.

"Đi học và đi trực suốt khiến em không có thời gian làm thêm nên chi phí học tập và sinh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ dưới quê gửi lên. Nhiều khi cũng nản lắm vì học hành vất vả, học phí cứ tăng.

Chưa kể, gần đây em đọc nhiều thông tin về việc lương y bác sĩ mới ra trường rất thấp, không đủ trang trải cuộc sống và đầu tư cho việc bồi dưỡng kiến thức. Em lo lắm” - Quốc Thái bộc bạch.

Cắt giảm chi tiêu, cật lực làm thêm

Trước tình trạng chi phí sinh hoạt, học tập tăng vọt, nhiều sinh viên loay hoay tìm cách cắt giảm chi tiêu, giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng cố gắng làm thêm các công việc ngoài giờ học để tăng thu nhập.

Nhật Dương - sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, em đã cố gắng cắt giảm những chi phí không cần thiết như đi chơi, đi ăn uống, cafe cùng bạn bè. Trước đây Dương thường xuyên ăn ngoài nhưng gần đây, em bắt đầu tự nấu ăn và bố mẹ gửi lương thực từ quê lên.

"Từ khi xăng đắt, em không còn đi chơi hay tụ tập bạn bè nhiều như trước. Biết bố mẹ ở quê cũng vất vả nên em phải chi tiêu tiết kiệm. Có những ngày hết tiền, bữa cơm chỉ có trứng luộc và rau luộc nhưng cũng không dám kể cho bố mẹ.

Vào năm học, nhiều khi em muốn mua bộ quần áo mới mặc nhưng phải cân đo đong đếm không dám mua. Em biết không thể phụ thuộc vào gia đình mãi nên em đã làm việc tại một cửa hàng quần áo nam vào buổi tối để có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống, giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình” - Dương nói.

Bữa cơm những ngày cuối tháng
Nhiều bữa cơm của Nhật Dương chỉ có trứng luộc và rau luộc. Ảnh: NVCC

Cùng hoàn cảnh trên, Trương Hoa Yến - sinh viên Học viện Ngân hàng cho biết, em đang cố gắng làm hai công việc một lúc để có tiền chi trả mọi chi phí. Yến kể - sáng em đi học, chiều đi làm tại cửa hàng bán mỹ phẩm, ngoài ra, còn kinh doanh mỹ phẩm online để có thêm nguồn thu nhập.

"Em biết việc học phải được đặt lên trên hết nhưng thời buổi khó khăn, chi phí sinh hoạt tăng, học phí cũng tăng, đến bó rau ngoài chợ cũng đắt, do hoàn cảnh nên buộc em phải tìm cách kiếm tiền. Em không muốn phụ thuộc vào gia đình nên không còn cách nào khác ngoài sự cố gắng, nỗ lực hết mình" - Yến bộc bạch.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Các "chiêu" giúp sinh viên chi tiêu với 3 triệu đồng/tháng

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc bày cách để giúp sinh viên chi tiêu hợp lí với khoản tiền gia đình chu cấp nhất định trong một tháng.

Sinh viên không dám dùng bếp gas, hạn chế đồ dùng trong phòng vì sợ cháy nổ

Minh Quang |

Với mức chi tiêu trung bình 3 triệu đồng mỗi tháng, nhiều sinh viên chỉ có thể để ra khoảng từ 1 đến 1,5 triệu đồng một tháng cho tiền thuê trọ. Với những phòng trọ giá rẻ, đa phần đều không đảm bảo yếu tố an toàn về cháy nổ.

Sinh viên "khóc ròng" với những chiêu trò móc tiền tinh quái của chủ trọ

Minh Quang - Minh Ánh |

Khi các sinh viên đổ đi khắp nơi tìm phòng trọ, cũng là dịp để nhiều chủ nhà trọ có cơ hội tăng giá phòng và đưa ra các khoản tiền vô lý.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Các "chiêu" giúp sinh viên chi tiêu với 3 triệu đồng/tháng

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc bày cách để giúp sinh viên chi tiêu hợp lí với khoản tiền gia đình chu cấp nhất định trong một tháng.

Sinh viên không dám dùng bếp gas, hạn chế đồ dùng trong phòng vì sợ cháy nổ

Minh Quang |

Với mức chi tiêu trung bình 3 triệu đồng mỗi tháng, nhiều sinh viên chỉ có thể để ra khoảng từ 1 đến 1,5 triệu đồng một tháng cho tiền thuê trọ. Với những phòng trọ giá rẻ, đa phần đều không đảm bảo yếu tố an toàn về cháy nổ.

Sinh viên "khóc ròng" với những chiêu trò móc tiền tinh quái của chủ trọ

Minh Quang - Minh Ánh |

Khi các sinh viên đổ đi khắp nơi tìm phòng trọ, cũng là dịp để nhiều chủ nhà trọ có cơ hội tăng giá phòng và đưa ra các khoản tiền vô lý.