Sinh viên háo hức khi lần đầu đi bầu cử: Dấu mốc quan trọng của cuộc đời

Đặng Chung - Vân Trang |

Với đa số sinh viên, năm nay là lần đầu tiên các em được cầm trên tay lá phiếu bầu cử để thực hiện nghĩa vụ cử tri, cũng là quyền lợi công dân của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của sự kiện chính trị này, sau cảm xúc hồi hộp, háo hức, những cử tri trẻ đã đặt nhiều kỳ vọng vào những đại biểu mà mình bầu chọn.

Do phải chuyển sang hình thức học online để phòng dịch COVID-19, nên hầu hết cử tri là sinh viên sẽ đi bầu cử tại địa bàn cư trú. Nhưng vì các lý do khác nhau, hiện nhiều sinh viên chọn ở lại trường đại học và được tạo điều kiện để thực hiện quyền công dân, đi bầu cử ở các điểm đặt tại chính ngôi trường mà mình theo học.

Video ghi nhận cảm xúc và kỳ vọng của sinh viên khi lần đầu đi bầu cử. Video: Đặng Chung - Vân Trang

Như nhiều bạn sinh viên khác trên cả nước, hôm nay, ngày 23.5, lần đầu tiên Nguyễn Thị Tú Anh - Sinh viên K63 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được cầm thẻ cử tri, thực hiện quyền công dân theo đúng nghĩa của mình – để bầu, tìm ra những người đủ đức, đủ tài sẽ xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Nguyễn Thị Tú Anh - sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong ngày đi thực hiện quyền bầu cử lần đầu tiên trong cuộc đời. Ảnh: Lê Vân
Sinh viên được hướng dẫn xếp hàng giãn cách 2m để đảm bảo an toàn phòng dịch. Ảnh: Bích Hà

Tú Anh có mặt tại điểm bầu cử tại Ký túc xá Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội từ 6h30 sáng và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch như đo nhiệt độ, khai báo y tế, sát khuẩn tay. Sau đó, Tú Anh đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử tại bàn hướng dẫn.

Sau khi nhận 1 phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và 3 phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp, Tú Anh cẩn thận đọc lại thông tin của các đại biểu trên lá phiếu và thực hiện lựa chọn những người mà mình tin tưởng và đặt kỳ vọng.

“Lần đầu được làm cử tri đi bầu cử, đặc biệt lại bầu cử tại ký túc xá Bách Khoa, em vô cùng háo hức và cũng rất hồi hộp. Đây là dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời.

Em kỳ vọng bản thân mình cũng như các cử tri khác có thể tìm được người đại diện cho mong muốn, nguyện vọng của mình. Mong người được chọn sẽ quan tâm đến đời sống của sinh viên, đến hệ thống giáo dục nhiều hơn. Đặc biệt là tìm ra những con đường, chính sách đúng đắn để cho sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp”- Tú Anh kỳ vọng.

Cũng như Tú Anh, các bạn sinh viên ở lại trường học trong thời gian này đều được các trường đại học tạo điều kiện để thực hiện quyền công dân của mình.

Riêng tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có 2 điểm bầu cử dành riêng cho khoảng 700 sinh viên của trường. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Trung tâm Quản lý ký túc xá đã tăng cường tuyên truyền, vận động để sinh viên vừa tích cực tham gia bầu cử, thực hiện quyền công dân, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

“Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Trung tâm Quản lý Ký túc xá Bách Khoa đã có kịch bản, chia lịch sinh viên đến bỏ phiếu theo giờ. Mỗi tòa nhà có khung giờ cố định.

Trước khi bỏ phiếu, sinh viên được tuyên truyền, nhắc nhở, đảm bảo công tác phòng chống dịch, bắt buộc đeo khẩu trang, xếp hàng giãn cách 2m.

Ban tổ chức cũng đã bố trí 2 hòm phiếu. 1 hòm phiếu dành cho các em sinh viên bình thường vào bỏ phiếu. Những em có thân nhiệt trên 37,5 độ sẽ được hướng dẫn đưa vào khu vực riêng để bỏ phiếu, với sự hướng dẫn của cán bộ phận y tế”- ông Nguyễn Hữu Khôi - Giám đốc Trung tâm Quản lý ký túc xá Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết.

Sinh viên được tạo điều kiện thực hiện quyền công dân, khi tiến hành bỏ phiếu tại điểm bầu cử đặt tại trường mà mình đang theo học. Ảnh: Bích Hà

Còn tại Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 điểm bầu cử, gồm Khu ký túc xá Mễ Trì, Khu ký túc xá Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Khoa học tự nhiên với tổng số hơn 2.400 cử tri.

Với đa số sinh viên, năm nay là lần đầu tiên các em được cầm trên tay lá phiếu bầu cử để thực hiện nghĩa vụ cử tri, cũng là quyền lợi công dân của mình. Vì thế, công tác tuyên truyền, hướng dẫn về Luật Bầu cử được các trường đại học, học viện đặc biệt chú trọng với nhiều hình thức khác nhau.

Ngoài ra, các kịch bản, các phương án ứng phó với tình huống phát sinh, bất ngờ cũng được các trường chủ động xây dựng, tất cả vì mục tiêu tổ chức cuộc bầu cử thành công và an toàn.

Đặng Chung - Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên xuất sắc Học viện Báo chí vinh dự bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên

Thiều Trang - Đức Mạnh |

Là một trong 275 cử tri tham gia bầu cử tại điểm bầu cử số 11 thuộc khu vực phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Đỗ Thị Thiên Trang - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cảm thấy rất vinh dự khi được tín nhiệm bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên.

Trường học thời dịch COVID-19: "Nóng" như bục giảng online

Đặng Chung |

Tại nhiều “điểm nóng” về dịch COVID-19, có những bục giảng online cũng “nóng rẫy", khi không khí học tập, ôn thi được giáo viên, học sinh duy trì, kể cả trong các khu cách ly.

Trường học thời dịch COVID-19: Giáo viên "chia lửa" với phụ huynh

Tường Vân - Bích Hà |

Từ cuộc gọi đường dài của một phụ huynh là nhân viên y tế, chia sẻ nỗi lo có 2 con sắp thi chuyển cấp mà không thể ở bên để sát cánh động viên, các thầy cô ở Hà Nội đã nảy ra ý tưởng “chia lửa”, san sẻ nỗi lo với phụ huynh. Hơn 1 tuần qua, những lớp học online đã được mở, để ôn thi miễn phí cho con em những người đang ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sinh viên xuất sắc Học viện Báo chí vinh dự bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên

Thiều Trang - Đức Mạnh |

Là một trong 275 cử tri tham gia bầu cử tại điểm bầu cử số 11 thuộc khu vực phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Đỗ Thị Thiên Trang - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cảm thấy rất vinh dự khi được tín nhiệm bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên.

Trường học thời dịch COVID-19: "Nóng" như bục giảng online

Đặng Chung |

Tại nhiều “điểm nóng” về dịch COVID-19, có những bục giảng online cũng “nóng rẫy", khi không khí học tập, ôn thi được giáo viên, học sinh duy trì, kể cả trong các khu cách ly.

Trường học thời dịch COVID-19: Giáo viên "chia lửa" với phụ huynh

Tường Vân - Bích Hà |

Từ cuộc gọi đường dài của một phụ huynh là nhân viên y tế, chia sẻ nỗi lo có 2 con sắp thi chuyển cấp mà không thể ở bên để sát cánh động viên, các thầy cô ở Hà Nội đã nảy ra ý tưởng “chia lửa”, san sẻ nỗi lo với phụ huynh. Hơn 1 tuần qua, những lớp học online đã được mở, để ôn thi miễn phí cho con em những người đang ở tuyến đầu chống dịch COVID-19.