Sĩ số quá tải tại Hà Nội: Chỉ chăm chăm xây nhà chứ không quan tâm xây trường!

HUYÊN NGUYỄN |

GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, việc sĩ số lớp học tại Hà Nội quá tải như hiện nay là do sai lầm trong quy hoạch của thành phố Hà Nội. Đây là hậu quả từ việc yếu kém trong quy hoạch mà khó có thể sửa sai.

Phải đi giải quyết hậu quả

Liên quan tới câu chuyện về sĩ số quá tải ở nhiều trường công lập tại Hà Nội đang khiến các em học sinh vất vả, phụ huynh đau đầu, ngành giáo dục loay hoay, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, có hiện tượng trên là do chỉ chăm chăm xây nhà chứ không quan tâm đến xây trường thành ra thiếu trường, thiếu lớp.

GS Dong chỉ rõ: Chưa quan tâm tới vấn đề trường đã đạt chuẩn hay chưa nhưng có thể thấy về việc thiếu số lượng trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Nguyên nhân của hiện tượng này là do yếu kém trong quy hoạch.

Ông Dong phân tích, khi định xây một khu mới, cơ quan chức năng cần tính toán có bao nhiêu dân, ước đoán tỉ lệ trẻ học từng lớp, từng cấp ra sao sau đó tính toán về quy hoạch trường lớp. Khi đã tính toán có quy hoạch cụ thể mới cấp phép xây dựng cho các đơn vị.

“Hiện nay sai lầm là nhà đầu tư cứ xây. Xây xong mới vỡ nhẽ ra là không đáp ứng được yêu cầu của người dân. Vì thế, các cơ quan chức năng khi duyệt cấp phép đầu tư xây dựng chung cư nếu không đảm bảo trường lớp, các dịch vụ công cộng đi kèm thì không được phép xây. Không thể để giáo dục hay các lĩnh vực khác như y tế, giao thông phải đi giải quyết hậu quả như hiện nay”, GS Phạm Tất Dong nói.

Khó sửa sai!

Về yếu kém trong quy hoạch này, ông Dong cho rằng khó sửa sai. “Đây là sai lầm. Giờ sửa sai bằng cách nào? Theo tôi là rất khó để sửa sai”.

GS Phạm Tất Dong giáo dục đang phải đi giải quyết hậu quả của quy hoạch đô thị yếu kém. Ảnh: HN
GS Phạm Tất Dong cho rằng rất khó để sửa sai trong việc thiếu trường, lớp hiện nay. Ảnh: HN

Theo GS Dong, đây là một sai sót mà Hà Nội lẽ ra phải rút kinh nghiệm từ rất lâu rồi nhưng dường nhưu chưa có chuyển biến trong quy hoạch thành ra giờ có dồn, ghép kiểu gì thì cũng vẫn quá tải. Thành phố đang tính chuyện xây thêm tầng hay sắp xếp, tổ chức thời gian học kiểu gì đi nữa cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Quay trở lại câu chuyện chất lượng giáo dục, GS Dong bày tỏ lo ngại khi một lớp có 60 – 70 trẻ em thì sao có thể đảm bảo việc dạy là học. Lứa tuổi này các con cần sự quan tâm, kèm cặp. 

“Trên thế giới, lớp ở cấp tiểu học quy định sĩ số chỉ dưới 30 em/lớp. Lớp quá đông như nhiều trường ở Hà Nội thì giáo viên giữ được trật tự cũng khó chứ nói gì đến dạy kiến thức cho trẻ", ông Dong đánh giá.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Những lớp học "đông nhất Hà Nội": Phụ huynh cùng vào cuộc thay vì chỉ ca thán!

HUYÊN NGUYỄN |

Thay vì chỉ ca thán, phụ huynh hãy cùng đồng hành cùng nhà trường hỗ trợ cho con để có môi trường học tập tốt nhất, giám áp lực cho giáo viên.

Trường Tiểu học đông học sinh nhất Thủ đô: Phụ huynh kiến nghị quay lại lịch học luân phiên

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Nhiều phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) kiến nghị quay trở lại lịch học luân phiên vì cho rằng lịch học 1 buổi/ngày gây nhiều khó khăn cho gia đình trong việc sắp xếp sinh hoạt, trông nom con.

Trường tiểu học đông học sinh nhất Thủ đô: Thiếu phòng học vẫn đưa học thêm vào thời khoá biểu chính khoá

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Trong khi vẫn đang thiếu phòng học phải sắp xếp lịch học luân phiên, trường Tiểu học Chu Văn An vẫn xếp môn Tiếng Anh Bình Minh xen giữa các môn học trong thời khóa biểu chính khóa.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Những lớp học "đông nhất Hà Nội": Phụ huynh cùng vào cuộc thay vì chỉ ca thán!

HUYÊN NGUYỄN |

Thay vì chỉ ca thán, phụ huynh hãy cùng đồng hành cùng nhà trường hỗ trợ cho con để có môi trường học tập tốt nhất, giám áp lực cho giáo viên.

Trường Tiểu học đông học sinh nhất Thủ đô: Phụ huynh kiến nghị quay lại lịch học luân phiên

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Nhiều phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) kiến nghị quay trở lại lịch học luân phiên vì cho rằng lịch học 1 buổi/ngày gây nhiều khó khăn cho gia đình trong việc sắp xếp sinh hoạt, trông nom con.

Trường tiểu học đông học sinh nhất Thủ đô: Thiếu phòng học vẫn đưa học thêm vào thời khoá biểu chính khoá

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Trong khi vẫn đang thiếu phòng học phải sắp xếp lịch học luân phiên, trường Tiểu học Chu Văn An vẫn xếp môn Tiếng Anh Bình Minh xen giữa các môn học trong thời khóa biểu chính khóa.