SGK tích hợp Lịch sử và Địa lí lớp 6: Không nặng về thuộc con số, sự kiện

Kim Nhung - Bích Hà |

Tích hợp các kiến thức "giao nhau"; học sinh không phải thuộc con số, sự kiện lịch sử mà sẽ có hệ thống bài tập giúp các em trình bày vấn đề lịch sử, vận dụng linh hoạt trong cuộc sống. Đây là những điểm mới trong sách giáo khoa (SGK) môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu triển khai với lớp 6 từ năm học 2021-2022.

Không "nhồi nhét" kiến thức

Lịch sử và Địa lí là môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo TS Nguyễn Văn Ninh – Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 6 - Bộ Cánh Diều, trong tổng thể một cấp học, các tác giả của chương trình đã thiết kế các chủ đề tích hợp giữa kiến thức Lịch sử và Địa lí.

Giải thích cụ thể hơn, TS Ninh cho biết, nội dung trong sách Lịch sử và Địa lí các cấp học từ THCS trở lại sẽ có 4 chủ đề gồm: Phát kiến địa lí - đô thị trong lịch sử; Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long và chủ quyền biển đảo.

4 chủ đề tích hợp trên được thiết kế từ lớp 7 đến lớp 9. Riêng lớp 6 mới chỉ dừng lại ở việc gộp 2 phân môn thành 1, chưa có nhiều sự giao thoa.

Theo TS Ninh, SGK mới được thiết kế theo sát theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Hệ thống tư liệu kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình; không chỉ cung cấp thông tin mà còn đưa vào đó những lược đồ, tranh ảnh, hình ảnh tư liệu.

Học sinh biết về lịch sử thông qua kênh thông tin chứ không chỉ tiếp thu một chiều kiến thức thầy cô nhồi nhét. Các tư liệu, câu hỏi trong SGK là cơ sở, gợi ý cho thầy cô dạy trên lớp.

Đặc biệt, trong SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 mới, nhóm tác giả lồng ghép thêm chủ đề về biển đảo.

TS Nguyễn Văn Ninh cho biết, ông và nhóm tác giả đã nghiên cứu và cố gắng thể hiện một cách trọn vẹn nội dung kiến thức trong chủ đề tích hợp này. Từ đó giáo dục học sinh về tinh thần yêu nước, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ, đấu tranh chống lại các thế lực thù địch xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Ninh. Ảnh: Tô Thế
TS Nguyễn Văn Ninh - Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 6 - Bộ Cánh Diều. Ảnh: Tô Thế

Thay đổi trong kiểm tra, đánh giá

Chương trình GDPT năm 2018 đổi mới theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học. Khi mục tiêu thay đổi, ngoài đòi hỏi giáo viên phải đổi mới trong phương pháp dạy học, thì cũng cần thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá, nhằm hỗ trợ lẫn nhau.

Theo TS Nguyễn Văn Ninh, việc đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu, nhằm hỗ trợ thầy cô giáo trong dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, giảm áp lực cho học sinh.

"Các thầy cô có thể đánh giá học sinh thông qua hoạt động trên lớp của học sinh mà không cần thông qua các bài viết. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi, bài tập không đặt nặng về kiến thức, mà chú trọng việc học sinh có thể vận dụng rất linh hoạt kiến thức vào cuộc sống"- TS Nguyễn Văn Ninh thông tin.

Dạy học môn tích hợp có làm khó giáo viên?

Trước những băn khoăn liên quan tới việc dạy học môn tích hợp, ông Ninh cho rằng, hiện ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp chiến lược về mặt con người. Việc đào tạo giáo viên đáp ứng 2 môn này đã được các trường Sư phạm thực hiện. Ngay sau 2018, các trường sư phạm đã mở mã ngành mới là đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp.

Hiện Bộ GDDT cũng có 9 module tập huấn giáo viên dạy tích hợp. Các Sở GDĐT cũng triển khai bồi dưỡng đại trà theo nguyên tắc bồi dưỡng chéo. 1 giáo viên môn địa lý được bồi dưỡng 20 tín chỉ môn lịch sử và ngược lại.

TS Nguyễn Văn Ninh khẳng định: "Khi giáo viên chưa bồi dưỡng tín chỉ thì có thể tiến hành linh hoạt tại các trường. Thực tiễn Lịch sử và Địa lý là hai phân môn thì 2 giáo viên vẫn thực hiện và nhà trường có cơ chế thống nhất đánh giá môn học cho học sinh. Vì đây là 1 môn học, chỉ có một đầu điểm.

Ngoài ra, không phải dạy tích hợp là nhiều giáo viên cùng dạy một giờ mà sẽ dạy theo mạch kiến thức nội dung. Trước mắt chúng ta cũng có giải pháp, mà lâu dài Bộ GDĐT cũng phối hợp với cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục có giải pháp để các giáo viên yên tâm thực hiện đổi mới".

Kim Nhung - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhiều phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng sách giáo khoa Cánh diều lớp 1

Minh Ánh - Đặng Chung |

Trong năm học đầu tiên triển khai chương trình sách giáo khoa mới, bộ sách Cánh Diều đã được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn, bởi tính ưu việt của nó. Sau những nỗ lực, nhiều giáo viên tự hào kể về thành quả của mình sau một học kỳ dạy học.

Tọa đàm: “Những điểm ưu việt của bộ SGK lớp 2, lớp 6 xã hội hóa đầu tiên"

Nhóm PV |

14h chiều nay (10.3), Báo Lao Động phối hợp với các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ SGK Cánh Diều tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6: Những điểm ưu việt của bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên". Chương trình được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).

Lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Phải đảm bảo công bằng, tránh xáo trộn

Đặng Chung |

Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, năm học 2021-2022 sẽ triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới đối với lớp 2 và lớp 6. Hiện các địa phương đang gấp rút xây dựng kế hoạch lựa chọn sách và tập huấn cho giáo viên. Còn với phụ huynh huynh, điều quan tâm nhất là việc lựa chọn sách giáo khoa làm sao đảm bảo công bằng, để học sinh được học những bộ sách chất lượng nhất.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhiều phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng sách giáo khoa Cánh diều lớp 1

Minh Ánh - Đặng Chung |

Trong năm học đầu tiên triển khai chương trình sách giáo khoa mới, bộ sách Cánh Diều đã được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn, bởi tính ưu việt của nó. Sau những nỗ lực, nhiều giáo viên tự hào kể về thành quả của mình sau một học kỳ dạy học.

Tọa đàm: “Những điểm ưu việt của bộ SGK lớp 2, lớp 6 xã hội hóa đầu tiên"

Nhóm PV |

14h chiều nay (10.3), Báo Lao Động phối hợp với các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ SGK Cánh Diều tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6: Những điểm ưu việt của bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên". Chương trình được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).

Lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6: Phải đảm bảo công bằng, tránh xáo trộn

Đặng Chung |

Theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, năm học 2021-2022 sẽ triển khai dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới đối với lớp 2 và lớp 6. Hiện các địa phương đang gấp rút xây dựng kế hoạch lựa chọn sách và tập huấn cho giáo viên. Còn với phụ huynh huynh, điều quan tâm nhất là việc lựa chọn sách giáo khoa làm sao đảm bảo công bằng, để học sinh được học những bộ sách chất lượng nhất.