Sẽ thẩm định lại một số dự án giải nhất thi Khoa học Kỹ thuật phía Bắc

Anh Nhàn |

Sáng 19.3 tại TPHCM, trao đổi với báo chí bên lề bế mạc cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia khu vực phía Nam, ông Nguyễn Hữu Độ  - Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết sẽ cho thẩm định lại một số dự án Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia khu vực phía Bắc mà một số phụ huynh phản ánh có vấn đề. 

Thưa Thứ trưởng, mới đây một số phụ huynh có con là học sinh Hải Phòng vừa tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia 2019 phía Bắc kiến nghị việc một số đề tài đoạt giải nhất tại cuộc thi về chất lượng có vấn đề. Phía Bộ GDĐT có ý kiến gì về việc này?

- Chúng tôi đã có công văn, bức thư trả lời với đương sự và sẽ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng chúng tôi tin rằng việc tổ chức và chấm thi rất minh bạch, khoa học và khách quan. Cách đánh giá và cho điểm của các nhà khoa học rất thận trọng vì đây là những sản phẩm nghiên cứu của các em qua rất nhiều thời gian.

Chúng tôi sẽ thành lập hội đồng thẩm định lại một số dự án mà phụ huynh có ý kiến phản ánh, để từ đó thông tin chính thức đến với xã hội và đặc biệt là trả lời cho phụ huynh.

Vậy ông đánh giá thế nào về công tác tổ chức, chất lượng của cuộc thi năm nay?

- Có thể nói trong năm nay, Bộ GDĐT có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức cuộc thi, thể hiện rõ nhất qua quy chế thi đã được điều chỉnh qua thông tư của Bộ.

Và thêm vào đó là những nét mới, đổi mới giám khảo. Bộ GDĐT tuyển toàn bộ các thầy cô giáo là những giảng viên, những nhà khoa học của các trường đại học ở phía Nam làm công tác coi thi ở phía Bắc và ngược lại. Điều này giúp đảm bảo tính khách quan trong quá trình tổ chức coi thi.

Đánh giá chung, tôi thấy chất lượng kỳ thi mỗi năm được nâng lên. Đặc biệt năm nay có sự tham gia diện rộng hơn của cả các em học sinh cấp THCS. Với TPHCM và Hà Nội cũng vậy, số dự án THCS được các em học sinh quan tâm, thầy cô hưởng ứng và được triển khai một cách có chất lượng.

Đây là lần thứ 7, Bộ GDĐT tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia. Vậy trong khoảng thời gian trước đó có những thống kê các đề tài đã được ứng dụng vào thực tế không, thưa ông?

- Hiện nay các em có triển khai nhưng đỉnh cao chính là các cuộc thi chọn ra các dự án đi thi quốc tế. Các em đã mang giải thưởng về cho Việt Nam và cũng đã được ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

Vậy làm thế nào để các đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh không đi vào quên lãng?

- Đây là việc kết nối giữa các nhà khoa học, các doanh nghiệp để nuôi ý tưởng tiếp theo cho các em học sinh.

Qua cuộc thi, ngoài mục đích khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống thì chúng tôi mong muốn "kéo gần" các trường đại học về các trường phổ thông để hỗ trợ học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học và khuyến khích các em có sự đổi mới sáng tạo trong quá trình làm việc. Đồng thời, tạo cơ hội cho các em có ý tưởng về khởi nghiệp sớm. Đấy là sự mong muốn của cuộc thi.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học Quốc gia (VISEF) khu vực phía Bắc năm học 2018-2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 12.3.

Khu vực phía Bắc có 252 dự án với 487 học sinh tham gia 20 lĩnh vực. Ban tổ chức đã trao 15 giải nhất, 27 giải nhì, 43 giải ba và 54 giải tư cho các thí sinh có dự án tham gia cuộc thi.

Sau cuộc thi, một số đề tài được chấm giải nhất tại cuộc thi được phụ huynh phản ánh có 5/15 giải nhất không sáng tạo, có ý tưởng và giải pháp trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học chuyên sâu trong và ngoài nước.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24h: Cách điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ 2019

Thế Anh |

Không chỉ học sinh, đã phát hiện giáo viên dương tính với sán lợn; Kết quả kiểm nghiệm mẫu “thịt gà nát” tại trường mầm non ở Bắc Ninh; Lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển kỳ tuyển sinh 2019...là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

400 học sinh tham dự thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia phía Nam

Anh Nhàn |

400 học sinh đến từ 32 tỉnh thành phía Nam vừa tham gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018- 2019.

Không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp vào sư phạm: Quy định phù hợp

Anh Nhàn |

Nên có quy định cụ thể để học sinh nói lắp, nói ngọng chọn nghề nghiệp khác phù hợp hơn nghề giáo viên. Còn những học sinh có tật về giọng nói thi vào sư phạm nhưng mong muốn việc làm sau này thiên về nghiên cứu giáo dục, không thiên về giảng dạy thì nên tạo điều kiện cho thí sinh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Giáo dục 24h: Cách điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ 2019

Thế Anh |

Không chỉ học sinh, đã phát hiện giáo viên dương tính với sán lợn; Kết quả kiểm nghiệm mẫu “thịt gà nát” tại trường mầm non ở Bắc Ninh; Lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển kỳ tuyển sinh 2019...là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

400 học sinh tham dự thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia phía Nam

Anh Nhàn |

400 học sinh đến từ 32 tỉnh thành phía Nam vừa tham gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018- 2019.

Không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp vào sư phạm: Quy định phù hợp

Anh Nhàn |

Nên có quy định cụ thể để học sinh nói lắp, nói ngọng chọn nghề nghiệp khác phù hợp hơn nghề giáo viên. Còn những học sinh có tật về giọng nói thi vào sư phạm nhưng mong muốn việc làm sau này thiên về nghiên cứu giáo dục, không thiên về giảng dạy thì nên tạo điều kiện cho thí sinh.