TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI:

Sẵn sàng đón học sinh đến trường, nhưng phụ huynh còn lo lắng

ĐẶNG CHUNG |

Hơn 10 ngày nữa sẽ chính thức khai giảng năm học mới 2020-2021. Đây là năm học đặc biệt, đặt nền móng cho đổi mới giáo dục, bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, “mở màn” là khối lớp 1. Hiện ngành giáo dục đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện đón học sinh đến trường, với nhiều kỳ vọng, nhưng tâm lý của phụ huynh vẫn còn lo lắng trước tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.

Sẵn sàng triển khai chương trình lớp 1 mới

Suốt 1 tháng qua, trong khi các đồng nghiệp có chút thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu năm học mới thì giáo viên được phân công dạy lớp 1 phải “chạy đua” với tiến độ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Giáo viên phải tập huấn chương trình, sử dụng sách giáo khoa, thảo luận về nội dung, phương pháp dạy học, rồi kỹ năng dạy học online… Tất cả đều gấp rút, khẩn trương.

Theo cô Tâm An - Giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) - ngày 24.8 là buổi tập huấn cuối cùng cho giáo viên dạy lớp 1 ở Hà Nội trước khi bước vào năm học mới. Sau ngày này, các thầy cô sẽ được phân công lớp, thực hiện dọn dẹp trường để chuẩn bị đón học sinh tựu trường vào 1.9.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm giảng dạy, trải qua nhiều lần thay sách giáo khoa, nên cô Tâm An khá tự tin về lần đổi mới lần này. Tuy vậy, điều duy nhất khiến cô lo lắng là dịch bệnh chưa được kiểm soát.

“Nếu năm học mới khai giảng và tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp bình thường như mọi năm, giáo viên chúng tôi sẽ không gặp khó khăn nhiều để giảng dạy theo sách giáo khoa mới. Bởi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên vì dịch bệnh, các trường đang tính đến phương án dạy học online kết hợp với dạy trực tiếp. Điều kiện mới, hoàn cảnh mới, buộc giáo viên sẽ phải thích ứng, nhưng giáo viên có chút áp lực và phải dành thêm thời gian để rèn kỹ năng dạy online” - cô Tâm An cho biết.

Tại Hà Nội, một trong những địa phương có số lượng học sinh vào lớp 1 đông nhất cả nước, hiện việc tuyển sinh đầu cấp đã cơ bản hoàn tất.  Các trường học cũng đang triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh trường lớp, luôn ở tâm thế sẵn sàng đón học sinh đến trường trong điều kiện cho phép.

Những nơi còn xuất hiện ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng như: Đà Nẵng, Hải Dương... việc tổ chức lễ khai giảng năm học mới sẽ còn tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh ở địa phương. Tuy nhiên, đến nay mọi công tác để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đã được hoàn tất, từ khâu lựa chọn sách, đến việc tập huấn cho giáo viên.

Đại diện Sở GDĐT tỉnh Hải Dương cho biết, đối với vùng dịch - TP.Hải Dương - khả năng tổ chức khai giảng năm học mới tập trung là rất khó. Trong khi đó, toàn bộ thành phố đang thực hiện cách ly xã hội và nhiều khu dân cư cũng đang phong tỏa, cách ly y tế. Hiện sở đang tính toán biện pháp để khắc phục, kịp triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh lớp 1 tại đây. Trước hết sẽ ưu tiên bảo vệ sức khỏe học sinh. Trường hợp dịch kéo dài, chưa ổn định mà không tổ chức học tập trung được, các đơn vị sẽ tổ chức dạy học trực tuyến, đến khi đi học trở lại sẽ tổ chức dạy bù cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 1.

Trước những băn khoăn của giáo viên và các địa phương, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) khẳng định, các điều kiện triển khai chương trình lớp 1 mới đã sẵn sàng. Sau khi các trường chọn sách giáo khoa lớp 1 mới, Sở GDĐT đã kết hợp với NXB tổ chức tập huấn sử dụng sách. Các NXB cũng đã cung ứng đủ sách giáo khoa lớp 1 về các địa phương, đảm bảo không thiếu sách giáo khoa để thực hiện chương trình lớp 1.

Nhưng trước diễn biến của dịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn cao do chưa truy vết được F0, việc triển khai kế hoạch năm học mới sẽ phải tùy vào từng địa phương. Đại diện Bộ GDĐT nhấn mạnh,  trong điều kiện hiện nay, vẫn phải ưu tiên phương án đảm bảo sức khỏe cho học sinh lên trên hết.

Băn khoăn dạy online cho học sinh lớp 1

Nếu điều kiện dịch bệnh không cho phép học sinh đến trường, bắt buộc phải tổ chức dạy học online, phụ huynh băn khoăn việc dạy học online liệu có đạt hiệu quả. Bởi học sinh lớp 1 đòi hỏi phải có sự uốn nắn tỉ mỉ, rèn nền nếp kỹ lưỡng của giáo viên trong năm học đặt nền móng này.

Như nhiều phụ huynh khác, chị Nguyễn Thị Thức (Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho biết, nhiều ngày nay chị liên tục theo dõi các thông tin về dịch bệnh, lịch khai giảng năm học mới của học sinh. Chị hồi hộp vì năm nay có con vào lớp 1.

“Nếu dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp hơn, các con phải học trực tuyến, tôi rất lo các con sẽ khó tiếp cận với kiến thức” - chị Thức nói.

Nhiều phụ huynh khác lại có tâm lý chưa yên tâm để con đến trường trong điều kiện dịch bệnh hiện nay và tự tìm hiểu các phương pháp homeschooling (học tập tại nhà) để dạy con, trong thời gian chờ dịch bệnh được kiểm soát tốt. Cũng có người ủng hộ việc dạy học online, kể cả với học sinh lớp 1, vì đây là lựa chọn tối ưu, trong trường hợp bất khả kháng.

“Trong tình hình hiện nay, giải pháp dạy online là lựa chọn tối ưu. Với học sinh lớp 1, việc dạy học sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng cả phụ huynh và giáo viên cùng phải nỗ lực, vì sức khỏe của học sinh” - chị Đỗ Lan Hương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Theo “hiến kế” của nhiều giáo viên, để đảm bảo triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đúng tiến độ, đạt hiệu quả, các địa phương nên tổ chức giãn cách học sinh, đảm bảo không quá 20 em/lớp. Việc tổ chức dạy học có thể kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp trên lớp, nhưng bắt buộc phải có thời gian dạy trực tiếp, ít nhất 2 buổi/tuần, để giáo viên uốn nắn, rèn giũa cho học sinh.

Hoàn tất việc in, phát hành sách giáo khoa mới lớp 1

Theo đại diện các nhà xuất bản, đến ngày 23.8 các đơn vị đã hoàn thành công tác bồi dưỡng  giáo viên và chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 đến lớp 12, cung ứng tới các địa phương trong cả nước. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện đã cung ứng tới các địa phương hơn 13 triệu bản SGK lớp 1, đạt tỉ lệ 107% so với kết quả lựa chọn SGK của các địa phương.

Việc tập huấn giáo viên thực hiện theo 3 phương án: Tập huấn trực tiếp theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT và kế hoạch riêng của một số địa phương;  Tập huấn trực tuyến với hệ thống các STUDIO tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; Tập huấn thông qua các học liệu điện tử.

Đối với SGK phục vụ học sinh từ lớp 2 đến lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành việc in, nhập kho hơn 113 triệu bản. Tính đến ngày 15.8, NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hành được 93% sản lượng theo kế hoạch về các địa phương, đạt 92% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên việc mua sắm SGK và đồ dùng học tập diễn ra chậm hơn mọi năm. Giá bán SGK từ lớp 2 đến lớp 12 vẫn được giữ như những năm học trước.

Hai kịch bản khai giảng và bắt đầu năm học mới

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, về phương án tổ chức khai giảng năm học mới 2020-2021, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tinh thần là sẽ tổ chức gọn nhẹ.

Nơi nào kiểm soát được dịch thì có thể tổ chức tập trung, nhưng vẫn thực hiện giãn cách theo yêu cầu của Thủ tướng. Nơi nào không đủ điều kiện thì tổ chức khai giảng online trên tinh thần gọn nhẹ, truyền đạt thông điệp của ngày khai giảng cũng như thư của Chủ tịch Nước chào mừng năm học mới. Các địa phương sẽ tùy vào điều kiện để cho học sinh bắt đầu năm học mới theo phương án học trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT) cho biết, dự kiến, cả nước sẽ khai giảng năm học mới vào 5.9, nhưng địa phương có thể linh động và sẽ có nhiều cách tổ chức lễ khai giảng, miễn sao vẫn giữ được ý nghĩa, truyền được không khí ngày khai giảng đến học sinh, thể hiện thông điệp “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học.

Việc tổ chức lễ khai giảng cũng tương tự như hướng dẫn của Bộ GDĐT về tổ chức chào cờ đầu tuần tại các lớp học.  Tinh thần là, đến ngày 5.9, những nơi có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh, các nơi đang thực hiện giãn cách sẽ không thể cho học sinh đến trường, nhưng vẫn có thể tổ chức khai giảng trực tuyến.

Còn theo ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam - với học sinh, giáo viên những huyện, thành phố không thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát dịch tốt, sẽ tổ chức khai giảng năm học mới bình thường nhưng sẽ giảm bớt những khâu không quan trọng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19.Với các địa phương vẫn cách ly xã hội, các trường sẽ tổ chức khai giảng bằng cách trực tuyến, nhưng vẫn phải tạo được không khí phấn khởi chào đón năm học mới cho các em học sinh. Bích Hà

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Giải pháp tình thế trước áp lực quá tải học sinh lớp 1 công lập

Anh Nhàn |

Trước áp lực dân số gia tăng trong khi trường lớp mới không xây kịp, UBND TPHCM đang nỗ lực tìm ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học. Ngoài việc xây thêm trường, đề án hỗ trợ học phí cho trẻ ở trường tư thục sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm giảm tải cho các trường công lập khu vực ngoại thành.

TPHCM: Nguyên nhân hơn 1.000 học sinh mất suất vào lớp 1 công lập

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Ngày khai giảng năm học 2020-2021 đã cận kề, nhưng hàng nghìn phụ huynh là công nhân lao động tại TPHCM như đang ngồi trên đống lửa khi chưa tìm được chỗ học cho con vào lớp 1 công lập vì sổ tạm trú không thời hạn (KT3) chưa đủ thời hạn một năm, trong khi học trường tư với mức chi phí cao là điều không thể.

Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1: Thầy cô băn khoăn, phụ huynh lo lắng

Thiều Trang - Bích Hà |

Khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, dạy học trực tuyến được xem là lựa chọn tối ưu nhưng vấn đề hiện nay là tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 sẽ ra sao, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

TP.HCM: Giải pháp tình thế trước áp lực quá tải học sinh lớp 1 công lập

Anh Nhàn |

Trước áp lực dân số gia tăng trong khi trường lớp mới không xây kịp, UBND TPHCM đang nỗ lực tìm ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học. Ngoài việc xây thêm trường, đề án hỗ trợ học phí cho trẻ ở trường tư thục sẽ được triển khai trong thời gian tới nhằm giảm tải cho các trường công lập khu vực ngoại thành.

TPHCM: Nguyên nhân hơn 1.000 học sinh mất suất vào lớp 1 công lập

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Ngày khai giảng năm học 2020-2021 đã cận kề, nhưng hàng nghìn phụ huynh là công nhân lao động tại TPHCM như đang ngồi trên đống lửa khi chưa tìm được chỗ học cho con vào lớp 1 công lập vì sổ tạm trú không thời hạn (KT3) chưa đủ thời hạn một năm, trong khi học trường tư với mức chi phí cao là điều không thể.

Dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1: Thầy cô băn khoăn, phụ huynh lo lắng

Thiều Trang - Bích Hà |

Khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, dạy học trực tuyến được xem là lựa chọn tối ưu nhưng vấn đề hiện nay là tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 sẽ ra sao, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.