Sai lầm nhiều người mắc phải khi xin học bổng du học Trung Quốc

HOÀI ANH |

Không có chứng chỉ HSK, không tìm hiểu kỹ thông tin trường… là những sai lầm mà các ứng viên thường mắc phải khi tự nộp hồ sơ xin học bổng du học Trung Quốc.

Hoàng Thị Thanh Lâm (sinh năm 2000, quê Quảng Ninh) hiện đang là sinh viên trường Đại học Sư phạm Nam Ninh, Trung Quốc.

Lâm từng giành học bổng toàn phần của tỉnh Quảng Tây dành cho sinh viên khối ASEAN. Những người nhận học bổng sẽ được miễn các khoản phí như học phí; sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy; chỗ ở; bảo hiểm cho bệnh tật, tai nạn và nhận được một khoản chi phí sinh hoạt theo tháng.

Từ kinh nghiệm của bản thân cùng quá trình tư vấn cho nhiều bạn học sinh, sinh viên khác, Lâm đã chỉ ra những sai lầm cần tránh khi tự nộp đơn xin học bổng du học.

Điểm GPA thấp nhưng chọn đại học top đầu

Tùy từng trường đại học mà yêu cầu về bộ hồ sơ sẽ khác nhau. Trong khi nhiều trường đại học không yêu cầu GPA (điểm trung bình các môn học) cao, thì một số trường lại yêu cầu GPA trên 9.0.

Lâm nhận thấy, có rất nhiều bạn dù học lực ở mức trung bình khá nhưng lại chọn Trường Đại học Bắc Kinh - trường luôn nằm trong top các trường Đại Học hàng đầu Trung Quốc và Châu Á, với yêu cầu về bộ hồ sơ xin học bổng là GPA trên 9.0.

“Hãy chọn những trường trong khả năng của mình để tăng cơ hội đỗ học bổng” - Lâm nói.

Nữ sinh cũng lưu ý, mọi người nên cố gắng duy trì một bảng điểm đẹp ở tất cả các môn, tránh có môn học bị điểm trung bình. Những trường đại học top đầu thường xem xét rất kỹ điểm từng môn trong bảng điểm của ứng viên.

Không có chứng chỉ HSK

Lâm cho hay, có rất nhiều loại học bổng du học Trung Quốc không yêu cầu ứng viên phải có bằng HSK (kỳ thi đánh giá năng lực Hán Ngữ). “Thế nhưng, trong trường hợp ứng viên này có HSK, ứng viên còn lại không có, thì đương nhiên hội đồng học bổng sẽ ưu tiên những ứng viên nào có chứng chỉ HSK” - nữ sinh Quảng Ninh chia sẻ.

Vậy nên, HSK là một trong những yếu tố cần thiết trong bộ hồ sơ xin học bổng du học Trung Quốc. Điểm HSK lý tưởng để nộp hồ sơ là trên 210 điểm (cấp độ 3).

Không tìm hiểu kỹ thông tin về trường

Mỗi trường sẽ có những tiêu chí, chỉ tiêu học bổng khác nhau và không phải trường nào cũng có học bổng mà ứng viên mong muốn. Lâm khuyên mọi người nên lên website của trường tìm hiểu kỹ thông tin học bổng hoặc vào hội nhóm “Săn học bổng du học Trung Quốc” để xin tư vấn, giải đáp thắc mắc xem những trường bạn muốn nộp hồ sơ có học bổng bạn cần hay không.

Lâm từng thấy nhiều bạn muốn xin học bổng CIS hệ đại học tại Đại học Nam Kinh, trong khi trường chỉ cung cấp học bổng CIS 1 năm tiếng và học bổng bậc thạc sĩ.

Chọn không đúng ngành

Một trường đại học có rất nhiều chuyên ngành, nhưng không phải trường nào cũng sẽ trao học bổng cho tất cả các chuyên ngành này.  Vậy nên, khi chọn ngành, ngoài việc đánh giá trên mức độ yêu thích, ứng viên cần tìm hiểu xem trường có trao học bổng cho ngành học đó hay không.

Không nộp phí hồ sơ/ gửi hồ sơ muộn so với thời hạn 

“Đây là vấn đề rất nhiều bạn quên và không để ý” - Lâm nói. Thời gian nộp phí hồ sơ và hạn hồ sơ sẽ được hiện trên website khi đăng kí. Ứng viên cần nộp lệ phí đúng hạn để tránh trường hợp hồ sơ đạt nhưng vẫn bị đánh trượt vì chưa nộp lệ phí.

Ngoài ra, ứng viên cũng cần chuẩn bị hồ sơ từ sớm và nộp đúng hạn. Nếu có một bộ hồ sơ đạt yêu cầu của trường, việc nộp hồ sơ càng sớm thì tỉ lệ duyệt càng nhanh.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Khác biệt ngôn ngữ và những cú sốc trong lần đầu du học

HOÀI ANH |

Phan Quốc Dũng (sinh năm 1995) - cựu du học sinh tại Đức, Đan Mạch và là tác giả cuốn sách về chủ đề du học “Được rồi, bay thôi” đã chỉ ra những cú sốc mà những người mới đi du học có thể sẽ gặp phải.

Xúc động bức thư của du học sinh 10 năm ăn Tết xa nhà

HOÀI ANH |

“Ai cũng nói đi xa để trở về, nhưng chẳng ai ngờ tôi phải mất 10 năm mới lại được trở về ăn Tết cùng gia đình” - nữ du học sinh mở đầu bức thư.

Những người trẻ đặt chân đến hàng chục quốc gia nhờ học bổng

HOÀI ANH |

Nhờ học bổng du học và tham gia các chương trình ngoại khoá, nhiều bạn trẻ đã có cơ hội đặt chân đến hàng chục quốc gia mà không tốn một đồng chi phí.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Khác biệt ngôn ngữ và những cú sốc trong lần đầu du học

HOÀI ANH |

Phan Quốc Dũng (sinh năm 1995) - cựu du học sinh tại Đức, Đan Mạch và là tác giả cuốn sách về chủ đề du học “Được rồi, bay thôi” đã chỉ ra những cú sốc mà những người mới đi du học có thể sẽ gặp phải.

Xúc động bức thư của du học sinh 10 năm ăn Tết xa nhà

HOÀI ANH |

“Ai cũng nói đi xa để trở về, nhưng chẳng ai ngờ tôi phải mất 10 năm mới lại được trở về ăn Tết cùng gia đình” - nữ du học sinh mở đầu bức thư.

Những người trẻ đặt chân đến hàng chục quốc gia nhờ học bổng

HOÀI ANH |

Nhờ học bổng du học và tham gia các chương trình ngoại khoá, nhiều bạn trẻ đã có cơ hội đặt chân đến hàng chục quốc gia mà không tốn một đồng chi phí.