Quyết định 861 - Phép thử liều cao với giáo dục miền núi

Văn Đức |

Ngành giáo dục vùng cao Yên Bái cùng nhiều địa phương khác đang đứng trước bài toán khó khi thực thi Quyết định 861.

Theo Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 433/QĐ-UBDT của Ủy ban dân tộc vừa có hiệu lực, tỉnh Yên Bái giảm 22 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn), 57 xã khu vực II, 122 thôn đặc biệt khó khăn khu vực I, II.

Việc giảm số xã thuộc khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có tác động không nhỏ đến việc thực hiện các chính sách đối với các trường học, người dạy, người học thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Các em học sinh không còn được bán trú tại trường, không được giảm học phí. Đối với trẻ mẫu giáo không còn được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa. Bên cạnh đó, các trường phổ thông dân tộc nội trú bị thu hẹp nguồn tuyển sinh.

Không còn được hưởng các chính sách của nhà nước, nhiều hộ gia đình đã khốn càng thêm khó. Một mặt họ vừa phải lo bài toán kinh tế giúp gia đình có cái ăn, cái mặc, vừa kiếm thêm tiền nuôi con cái ăn học.

Trong ngôi nhà nhỏ tồi tàn với những vật dụng đơn sơ, tài sản lớn nhất là chiếc tivi 16 inch, anh Nguyễn Văn Thống (thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp) tâm sự: “Trước đây vì thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, gia đình hộ nghèo nên các cháu đi học được nhiều hỗ trợ. Nhưng giờ không còn được hưởng chế độ bán trú như trước nữa, gia đình cũng đang phải tìm mọi cách để có thể giúp cho các cháu có điều kiện theo học”.

Được biết, gia đình anh Thống có 3 người con. Đứa lớn học lớp 8, đứa thứ hai học lớp 5, đứa út thì đang học mẫu giáo. Cả 3 đều đang trong giai đoạn cuối cấp nên rất tốn kém.

Giáo viên trường THCS Xuân Tầm đến vận động phụ huynh cho con em tiếp tục đến trường theo học.
Giáo viên trường THCS Xuân Tầm đến vận động phụ huynh cho con em tiếp tục đến trường theo học.

Cùng chung hoàn cảnh với gia đình anh Thống, chị Bàn Thị Vạng (ở thôn Khe Lép, xã Xuân Tầm) chia sẻ, gia đình vừa ra khỏi danh sách hộ nghèo theo quy định mới. Thôn Khe Lép cũng đã ra khỏi danh sách vùng 135.

Điều này khiến các con chị không còn được hưởng chế độ bán trú. Nhà nghèo, không có thu nhập, năm học mới đã đến, chị Vạng loay hoay không biết xoay sở ra sao để cho các con được tiếp tục tới trường.

Chị Vạng chia sẻ: “Gia đình cũng chưa biết trông vào đâu nhưng dù khó khăn đến mấy cũng phải cho con đi học. Mình không biết chữ đã khổ lắm rồi nên không muốn con khổ như mình nữa”.

Được biết, quãng đường từ nhà chị Vạng đến trường phải vượt hơn 13km gồm cả đường bê tông, đường đất lởm chởm đá cuội và lội suối. Đứa con lớn của chị bị bệnh u não nên gặp khó khăn trong sinh hoạt, còn đứa nhỏ mới chỉ học lớp 2.

Bi đát nối dài bi đát, nhà bà Lý Thị Nỏn - ở thôn Khay Dạo, xã Lâm Giang còn thê thảm hơn. Bà Nỏn tâm sự: “Hiện nhà nuôi 3 cháu nội, ngoại đang tuổi đi học, từ khi không còn chính sách học sinh bán trú, gia đình tôi vô cùng khốn đốn không biết làm cách nào để vừa nuôi sống gia đình, vừa cho các cháu ăn học”.

Gia đình rất khó khăn để con cái đi học, nhưng nhiều gia đình trên đều cố gắng phấn đấu muốn cho con cái “có cái chữ để thoát nghèo.
Dù rất khó khăn để con cái đi học, nhưng những gia đình trên đều cố gắng phấn đấu muốn cho con cái “có cái chữ để thoát nghèo".

Bà Nỏn chia sẻ: “Cũng rõ chính sách mới của nhà nước giúp người dân tự lực, không ỉ lại, nhưng nhiều hộ gia đình còn khổ quá, khó khăn quá, chúng tôi hiện không biết trông chờ vào ai để lấy tiền nuôi con cái đi học".

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Ánh – trưởng thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp bày tỏ: “Từ khi có Quyết định 861, thôn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo muốn con cái đi học, nhưng họ không biết làm sao để vừa duy trì cuộc sống, vừa cho con cái học hành đến nơi đến chốn”.

Bà Ánh cho hay, từ thôn, xã, huyện đều nhiều lần đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên đối với những hộ khó khăn, làm công tác tư tưởng cũng như tháo gỡ khó khăn cho gia đình để các cháu có thể an tâm đến trường.

Trao đổi với PV, ông Cao Văn Chỉ - Trưởng phòng Lao động – Thương binh Xã hội huyện Văn Yên cho biết: “Ngay khi có quyết định 861, chính quyền huyện đã tiến hành tuyên truyền phổ biến đến toàn bộ thôn, xã trên địa bàn để nắm bắt và phổ biến đến bà con nhân dân”.

Văn Đức
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục Thủ đô đồng lòng vượt khó, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới

Hạ Nguyên |

Hơn 2,1 triệu học sinh Hà Nội vừa trải qua một buổi lễ khai giảng thật đáng nhớ. Tạm dừng đến trường sẽ không đồng nghĩa với tạm dừng việc học, không chỉ ngành Giáo dục Thủ đô mà cả hệ thống chính trị của toàn thành phố cũng sẽ đồng hành cùng các nhà trường, các thầy cô giáo và đặc biệt là các em học sinh vượt qua dịch bệnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Ấm lòng những ngôi nhà thoát nghèo nơi vùng cao Yên Bái

Văn Đức |

Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã có những hỗ trợ ý nghĩa, thiết thực giúp các hộ nghèo đặc biệt khó khăn làm nhà cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Quyết liệt duy trì "vùng xanh" Yên Bái, bố mẹ làm lán cách ly đón con

Văn Đức |

Nhằm duy trì "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có cách làm sáng tạo trong việc làm lán cách ly người thân trở về từ vùng dịch.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Giáo dục Thủ đô đồng lòng vượt khó, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mới

Hạ Nguyên |

Hơn 2,1 triệu học sinh Hà Nội vừa trải qua một buổi lễ khai giảng thật đáng nhớ. Tạm dừng đến trường sẽ không đồng nghĩa với tạm dừng việc học, không chỉ ngành Giáo dục Thủ đô mà cả hệ thống chính trị của toàn thành phố cũng sẽ đồng hành cùng các nhà trường, các thầy cô giáo và đặc biệt là các em học sinh vượt qua dịch bệnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Ấm lòng những ngôi nhà thoát nghèo nơi vùng cao Yên Bái

Văn Đức |

Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã có những hỗ trợ ý nghĩa, thiết thực giúp các hộ nghèo đặc biệt khó khăn làm nhà cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Quyết liệt duy trì "vùng xanh" Yên Bái, bố mẹ làm lán cách ly đón con

Văn Đức |

Nhằm duy trì "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có cách làm sáng tạo trong việc làm lán cách ly người thân trở về từ vùng dịch.