Quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS hiện nay “rất có vấn đề”

Đặng Chung |

Đây là khẳng định của TS Lê Viết Khuyến– nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) với Lao Động sau câu chuyện Trưởng khoa Luật của ĐH Công nghiệp TPHCM xin rút khỏi danh sách được công nhận đạt chuẩn chức danh PGS vì "đạo văn".

Qua đợt rà soát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT đã báo cáo có 94 ứng viên bị phản ánh chưa đạt chuẩn chức danh GS, PGS. Mới đây, Trưởng khoa Luật của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cũng viết đơn xin rút khỏi danh sách PGS vì bị phát hiện đạo văn. Ông đánh giá sao về những con số và diễn biến này?

- Đây đều là những câu chuyện buồn, chứng minh quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh GS, PGS của chúng ta hiện nay “rất có vấn đề”.

Tôi nghĩ con số 94 người bị phản ánh chưa đạt chuẩn và 1 người xin rút chưa phải là tất cả, còn rất nhiều trường hợp nhưng chưa phát hiện thấy.

Điều khó nhất hiện nay là hồ sơ khoa học của ứng viên chưa được công khai. Bây giờ đi tìm, xác định trách nhiệm thuộc về ai rất khó. Có muôn vàn lý do để họ chối bỏ trách nhiệm. Nó phức tạp lắm, cái chính là quy trình không phù hợp, để xảy ra sai sót thì cần phải thay đổi.

Theo Tiến sĩ, quy trình xét duyệt, công nhận GS, PGS nên thay đổi theo hướng nào để không còn tình trạng “người không xứng đáng thì được công nhận, còn người xứng đáng lại bị trượt oan”?

- Phải thừa nhận một thực tế là đội ngũ GS, PGS hiện nay lẫn lộn vàng thau. Có những người được công nhận nhưng giới khoa học không biết ông ấy là ai, đang ở đâu, có đóng góp ra sao. Khi lượng hồ sơ nhiều, mà quy trình xét duyệt chỉ mang tính hình thức thì dễ bỏ sót người tài, trong khi lại để lọt người chưa xứng đáng.

Từ nhiều năm nay, tôi đã đề xuất nên đưa việc công nhận chức danh GS, PGS về cho các trường đại học, như quốc tế vẫn làm từ lâu, nhưng có vẻ  các thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vẫn muốn ôm lấy. 

Nhưng có ý kiến băn khoăn nếu đưa về các trường có thể sẽ xảy ra chuyện “mạnh ai nấy làm”, phong GS, PGS dễ dãi, thưa TS?

- Đó cũng là một vấn đề, nhưng tôi nghĩ nó khó xảy ra. Hiện nay Nhà nước đang có chủ trương để các trường ĐH được tự chủ toàn diện. Nếu được tự chủ trong việc xét duyệt, bổ nhiệm GS, PGS  thì họ sẽ phải tính toán theo nhu cầu của mình, vì phải lo trả lương cho đội ngũ tinh hoa đó. Nếu phong chức danh dễ dãi sẽ ảnh hưởng đến uy tín của họ, vừa gây thiệt hại trong vấn đề tuyển sinh vừa tốn kém kinh phí trả lương. Nói chung thiệt hại đủ đường.

Một vấn đề nữa, khi trường được tự làm, đương nhiên họ sẽ đánh giá chính xác các ứng viên của trường mình, hơn là hội đồng gồm những thành viên ở đâu đó, xét theo kiểu dựa trên một hồ sơ tự khai rồi không phát hiện được ai đạo văn hay không.

Hơn nữa, cơ quan quản lý vẫn đóng vai trò giám sát bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn phong chức danh theo hướng tiệm cận quốc tế. Và tuyệt đối không nên phong chức danh GS suốt đời, GS Nhà nước, mà chỉ nên là GS của trường này hay của trường khác trong thời gian người đó tham gia trực tiếp vào quá trình giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Còn khi không giảng dạy và nghiên cứu nữa, họ nên trả lại chức danh. 

- Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chỉ phát hiện 1 ứng viên PGS không đạt chuẩn, 93 ứng viên kia ở đâu?

HN |

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, có 94 hồ sơ giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cần xác minh thêm sau kết quả rà soát đợt 1. Trong khi đó, tại các hội đồng ngành lại chỉ phát hiện 1 hồ sơ ứng viên chưa đạt chuẩn. Vậy 93 ứng viên kia ở đâu?

Xét danh hiệu giáo sư, phó giáo sư: Sẽ công khai hồ sơ và kết quả bỏ phiếu

HN |

Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo bản mới nhất về Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Thừa nhận đạo văn, trưởng khoa luật xin rút khỏi danh sách phó giáo sư

B. Hà |

Một tân phó giáo sư (PGS) của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2017 vì bị tố đạo văn.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Chỉ phát hiện 1 ứng viên PGS không đạt chuẩn, 93 ứng viên kia ở đâu?

HN |

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, có 94 hồ sơ giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) cần xác minh thêm sau kết quả rà soát đợt 1. Trong khi đó, tại các hội đồng ngành lại chỉ phát hiện 1 hồ sơ ứng viên chưa đạt chuẩn. Vậy 93 ứng viên kia ở đâu?

Xét danh hiệu giáo sư, phó giáo sư: Sẽ công khai hồ sơ và kết quả bỏ phiếu

HN |

Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo bản mới nhất về Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).

Thừa nhận đạo văn, trưởng khoa luật xin rút khỏi danh sách phó giáo sư

B. Hà |

Một tân phó giáo sư (PGS) của Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2017 vì bị tố đạo văn.