Quy trình bổ nhiệm giáo sư đang tạo điều kiện cho sự gian dối, lẫn lộn vàng thau

Đặng Chung |

“Quy trình xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay bề ngoài có vẻ rất chặt chẽ, nhưng thật ra lại rất lỏng lẻo, thậm chí tạo kẽ hở cho gian lận, tiêu cực".

Đây là quan điểm của TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT) giữa câu chuyện lùm xùm 41 hồ sơ ứng viên không đạt tiêu chuẩn phong GS, PGS năm 2017.

Ông cho biết: 

- Lần rà soát này chỉ tiến hành với 94 hồ sơ có đơn thư phản ánh mà đã phát hiện gần một nửa hồ sơ không đạt chuẩn. Đặc biệt việc rà soát chỉ dựa theo một tiêu chí duy nhất là có đi dạy hay không, còn chưa nói đến chất lượng công trình khoa học thế nào?

Nếu rà soát với hàng nghìn hồ sơ đã được công nhận rồi, có ai dám chắc không có sai phạm, từ hợp đồng giảng dạy, đến việc đạo văn, không biết một chữ ngoại ngữ?

Theo ông, với những hồ sơ không đạt chuẩn, một số ứng viên có biểu hiện gian dối trong đợt rà soát vừa qua, trách nhiệm thuộc về ai, sẽ phải bị xử lý thế nào?

- Bây giờ quy trách nhiệm thuộc về ai khó lắm, chỉ có là “lỗi tại quy trình”. Tôi biết, người ta sẽ đổ tại quy trình thôi.

Nhưng để lấy lại niềm tin trong nhân dân, thì nhất quyết phải xử lý nghiêm những cá nhân có biểu hiện gian dối, các hội đồng không phát hiện, ngăn chặn sự gian dối đó. Học sinh gian lận thi cử còn bị xử lý nghiêm, hướng hồ các thầy, các cô.

Nhưng mấu chốt của vấn đề là quy trình bổ nhiệm chức danh GS, PGS hiện nay đã có vấn đề. Nhiều cấp xét duyệt, tưởng chặt chẽ nhưng lại rất lỏng lẻo.

Một tập hồ sơ mấy trăm trang, mỗi thành viên trong hội đồng được giao phụ trách mấy chục hồ sơ. Thời gian có hai tuần thẩm định. Chưa kể có hội đồng liên ngành, GS rởm ngồi chấm GS thật, ngành này chấm cho ngành kia, thử hỏi có chính xác được không? Ở đây tôi chưa muốn nói đến những tin đồn có tiêu cực phía sau. Nếu quy trình tạo cớ cho sự gian dối thì nhất quyết phải sửa quy trình.

Hiện Bộ GDĐT cũng đang hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định thay thế quy định hiện hành về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS. Theo ông, nên thay đổi theo hướng nào là phù hợp nhất?

- Nghị quyết 14/2005/NQ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 2.11.2005 về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 có nêu rõ: Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện, dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh GS, PGS.

Nếu vẫn còn tồn tại Hội đồng chức danh GS Nhà nước thì chỉ làm nhiệm vụ đưa ra những tiêu chuẩn và điều kiện chung thôi, còn việc thực hiện là thuộc quyền của các cơ sở giáo dục đại học.

Cho đến bây giờ đã 13 năm, những tiến bộ trong Nghị quyết 14 vẫn chưa được thực hiện, mà tiêu cực trong việc bổ nhiệm GS, PGS ngày càng trầm trọng.

Tại sao không làm theo nghị quyết, mà lại làm theo kiểu nửa vời là Hội đồng Nhà nước xét, sau đó để trường công nhận như hiện nay? Tôi thử hỏi, khi hội đồng cấp cao hơn đã xét rồi, trường nào dám không công nhận? Quy trình rõ ràng đang đánh đố các trường và tạo kẽ hở cho sự gian dối, nên nhất thiết phải thay đổi.

- Cảm ơn ông đã chia sẻ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư, Phó giáo sư người Việt lọt vào top 100 nhà khoa học xuất sắc Châu Á

Bích Hà |

GS,TS Phan Thanh Sơn Nam và PGS, TS Nguyễn Sum được Tạp chí Asian Scientist (Singapore) bình chọn vào danh sách 100 nhà nghiên cứu hàng đầu Châu Á năm 2018. 

Hồ sơ ứng viên GS, PGS không đạt chuẩn: Chưa “chuẩn xác” hay gian lận hồ sơ?

HUYÊN NGUYỄN |

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho rằng: Nhiều lí do được đưa ra lí giải cho việc hồ sơ 41 ứng viên GS, PGS năm 2017 bị rà soát là không đạt chuẩn như minh chứng không xác thực, hồ sơ chưa chuẩn xác..., xét sâu xa ở đây có là hành vi gian lận hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong làm nghiên cứu khoa học.

Hàng loạt hồ sơ GS, PGS “gian dối”: Các hội đồng xét duyệt không thể vô can

Đặng Chung |

Chỉ đến khi Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc, hàng loạt điểm “chưa chuẩn xác” trong hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS của các ứng viên mới được phát hiện. Sẵn sàng gian dối, đánh đổi cả danh dự, uy tín của nhà khoa học để mong có được chức danh làm đẹp lý lịch, liệu có đáng?

Chú mèo của năm, nuôi ngược lại chủ

Minh Ánh - Hà Chi |

Chỉ bằng những clip Tiktok quay lại những hoạt động thường ngày, chú mèo Chi Thối này năm qua đã kiếm về hàng trăm triệu về cho chủ của mình.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông sản góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Nhóm PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế cần có những cách thức quảng bá thương hiệu quốc gia, ngược lại thương hiệu quốc gia sẽ góp phần định vị nông sản của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Trà My |

Năm 2023 đến với nhiều cơ hội và thách thức mới. Với đà tăng trưởng của năm 2022, kinh tế Việt Nam được cộng đồng các tổ chức quốc tế dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc.

Giáo sư, Phó giáo sư người Việt lọt vào top 100 nhà khoa học xuất sắc Châu Á

Bích Hà |

GS,TS Phan Thanh Sơn Nam và PGS, TS Nguyễn Sum được Tạp chí Asian Scientist (Singapore) bình chọn vào danh sách 100 nhà nghiên cứu hàng đầu Châu Á năm 2018. 

Hồ sơ ứng viên GS, PGS không đạt chuẩn: Chưa “chuẩn xác” hay gian lận hồ sơ?

HUYÊN NGUYỄN |

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT cho rằng: Nhiều lí do được đưa ra lí giải cho việc hồ sơ 41 ứng viên GS, PGS năm 2017 bị rà soát là không đạt chuẩn như minh chứng không xác thực, hồ sơ chưa chuẩn xác..., xét sâu xa ở đây có là hành vi gian lận hồ sơ, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong làm nghiên cứu khoa học.

Hàng loạt hồ sơ GS, PGS “gian dối”: Các hội đồng xét duyệt không thể vô can

Đặng Chung |

Chỉ đến khi Thanh tra Bộ GDĐT vào cuộc, hàng loạt điểm “chưa chuẩn xác” trong hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS của các ứng viên mới được phát hiện. Sẵn sàng gian dối, đánh đổi cả danh dự, uy tín của nhà khoa học để mong có được chức danh làm đẹp lý lịch, liệu có đáng?