Quy chế đào tạo tiến sĩ mới từ góc nhìn thực tế hiện nay

Nghiên cứu sinh Cù Văn Trung |

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 18) vẫn đang nhận được những ý kiến trái chiều của các chuyên gia, nhà khoa học. Nhiều giáo sư cho rằng, yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật" và cho rằng quy chế tiến sĩ mới đã "hạ chuẩn" tiến sĩ.

Nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học tranh luận với nhau một cách minh bạch, công khai, hướng đến mục tiêu vì một nền giáo dục thực chất, hôm nay, Báo Lao Động giới thiệu đến bạn đọc bài viết của tác giả Cù Văn Trung - Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo giáo dục.

Dưới góc nhìn của một người đang là nghiên cứu sinh, chịu sự "giao thoa" giữa hai quy chế đào tạo tiến sĩ cũ và mới, tác giả Cù Văn Trung đã chỉ ra thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trong tương lai:

Yêu cầu bài báo quốc tế vẫn dễ hơn nhiều so với yêu cầu về ngoại ngữ

Nhiều nhà khoa học có tên tuổi đã lên tiếng về Quy chế đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) mới của Việt Nam. Với tư cách là những giảng sư, các thầy lo ngại về một thực trạng đào tạo tiến sĩ kém chất lượng trong tương lai. Tuy nhiên, chính trên góc độ của những người thầy, những người có trách nhiệm với nền học thuật nước nhà thì những khoảng trống, khoảng tối của nghiên cứu sinh chưa hẳn các thầy đã nhìn ra.

Có một thực tế mà tôi sẽ chỉ ra cho các giáo sư, những nhà khoa học đang trăn trở với nền học thuật ở bậc cao của nước nhà rằng: Dù quy chế cũ 2017 hay quy chế mới 2021 cũng không cản trở một lượng lớn nghiên cứu sinh sẽ tham gia ứng tuyển đầu vào trong vòng 2 năm nữa.

Mấy năm nay, các cơ sở đào tạo thiếu người học, khó tuyển sinh theo quan điểm của tôi không phải do bài báo quốc tế mà là vấn đề đầu vào và đầu ra ngoại ngữ của nghiên cứu sinh. Theo tôi, Quy chế cũ (2017) yêu cầu về ngoại ngữ chỉ làm chậm “một bước” trong tiến trình đào tạo tiến sĩ của nền giáo dục quốc dân mà thôi.

Có thể thấy rằng, những năm gần đây, đa phần nghiên cứu sinh thuộc thế hệ 7x; 8x rất ít 9x. Những người này họ có nhu cầu đi học cao; do yêu cầu công việc giảng dạy, vị trí công tác, khả năng tài chính, đam mê nghiên cứu… Trước đây, có lẽ vì ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta nên phần đông họ không giỏi ngoại ngữ.

Như chúng ra đã biết, việc thi lấy chứng chỉ quốc tế IELT, TOEFL, TOEIC của các tổ chức như: Cambridge; Viện Khảo thí Quốc tế Hoa Kì (IIG), Hội đồng Anh…, họ làm rất nghiêm túc, chặt chẽ và thực chất. Vì thế, nhiều nghiên cứu sinh thuộc quy định của Quy chế cũ (2017) thường “né” tiêu chí này để học văn bằng 2 tiếng Anh. Nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ văn bằng 2 tiếng Anh lại là “điểm hẹn” của nhiều người đang và sẽ là nghiên cứu sinh.

Thành thật mà nói, yêu cầu về bài báo quốc tế nghe thì là khó nhưng cũng vẫn dễ hơn rất nhiều so với yêu cầu về ngoại ngữ. Hiện nay, trên mạng xuất hiện nhiều website tư vấn, hỗ trợ và mà thực chất là viết thuê các bài báo. Chỉ cần vào công cụ tìm kiếm Google để gõ cụm từ “Hỗ trợ viết bài báo quốc tế”, điểm qua, tôi đã thấy có 5 website hiện lên” (1; 2; 3; 4; 5). Việc dịch thuật ra tiếng nước ngoài để đăng cũng nằm gói gọn trong số tiền được thuê. Vì vậy, nếu chỉ cần có bài báo quốc tế ở mức xuất bản được thì cũng không cản trở lắm đối với các nghiên cứu sinh.

4 giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ

Dưới góc nhìn thực tiễn của một người hoạt động về lĩnh vực giáo dục, tôi kiến nghị 4 vấn đề như sau:

Thứ nhất, bỏ hẳn quy định đầu vào và đầu ra trong đào tạo tiến sĩ là có bằng đại học tiếng nước ngoài do một cơ sở đào tạo ở Việt Nam cấp (mục b, khoản 2, điều 7 của Thông tư 18/2021). Thay vì học tiến sĩ 4 năm như trước thì bây giờ họ xác định học 6 năm (thậm chí lâu hơn) vì phải mất thêm 2 năm học văn bằng 2 ngoại ngữ. Có như vậy, nghiên cứu sinh mới không bị phân tán thời gian, nguồn lực, công sức vì tiêu chí thứ yếu này.

Thứ hai, quy định về bài báo quốc tế thì chỉ rõ các tạp chí cho từng ngành, từng lĩnh vực. Rà soát liệt kê danh mục cụ thể cho từng khối ngành để nghiên cứu sinh căn cứ vào đó để đăng. Nếu không như vậy thì GS.TS Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra thực tế “Hiện tượng này khá phổ biến (thường thấy ở một số trường đại học nhỏ ở địa phương), tác giả tìm đến những tạp chí ISI/SCOPUS nhưng ít được biết đến, chỉ cần đáp ứng yêu cầu nộp 1.000-2.000 USD và được chấp nhận in rất nhanh. Nhiều khi tạp chí chẳng liên quan gì đến chuyên môn. Tệ hơn là bắt đầu hình thành một số trung tâm viết bài quốc tế thuê mà thực chất là được ghép tên vào một tập thể nào đó sau khi phải trả một khoản phí”.

Thứ ba, tuyệt đối không quy định đầu vào học nghiên cứu sinh dễ, đầu ra thắt chặt (như một số nhà khoa học đề xuất), bậc học này rất vất vả và mất nhiều thời gian cho cả trò và thầy. Đầu vào và đầu ra quy định như nhau để ai muốn tham gia vào tiến sĩ thì phải xác định luôn tư tưởng cho mình. Tôi đã gặp rất nhiều nghiên cứu sinh theo 2-3 năm rồi bỏ dở, những khó khăn trong việc thực hiện đề tài, thời gian theo đuổi công trình, vướng về ngoại ngữ đầu ra, tài chính eo hẹp để thực hiện mục tiêu, bố trí công việc cơ quan (xin công văn đi học) và sắp xếp chăm nom gia đình. Không thể để đến lúc “bỏ thì thương, vương thì tội; dở đi mắc núi dở lại mặc sông”. Điều đó rất tội cho nghiên cứu sinh chúng tôi.

Cuối cùng, siết chặt công tác đào tạo từ khâu lựa chọn tên đề tài nghiên cứu, hội đồng đánh giá, phân công giảng sư hướng dẫn và các vấn đề liên quan khác mới là quan trọng. Không thể có tên đề tài và nội dung lại như một khóa luận tốt nghiệp đại học được. Và tầm của nghiên cứu sinh cũng phải thể hiện qua nghiên cứu trong luận án ở trình cao hơn nhiều lần tại bậc học thạc sĩ. Những cái này đòi hỏi nhà trường, chủ tịch hội đồng, giáo viên hướng dẫn và cả nghiên cứu sinh nghiêm túc, nghiêm cẩn vì một nền học thuật tiến bộ của nước nhà.

Trên đây là những quan điểm của tôi, chúng ta cần nhìn cả bối cảnh tổng thể, cả trên, cả dưới và cả những đường đi, góc khuất đang định hình trong tư duy của nhiều nghiên cứu sinh tương lai. Nếu những chính sách chỉ được nhìn từ các nhà quản lý, các giảng sư mà không trực tiếp từ những người đang là nghiên cứu sinh cũng như không thấy tính đối phó, chống chế của người học ở ta thì quy chế nào rồi cũng có điểm lách.

Tóm lại, các nhà khoa học đang bàn quá nhiều về vấn đề bài báo quốc tế nhưng điều đó không phải là tất cả. Hiện thực cuộc sống phong phú và muôn màu hơn nhiều, thực tế đang có những “cơn sóng ngầm” chờ trực quay lại, những người đã, đang và sẽ là nghiên cứu sinh chỉ còn chờ tấm bằng tốt nghiệp ngoại ngữ thứ 2 trên tay mà thôi. Lúc đó thì quy chế mới và quy chế cũ cũng không có nhiều khác biệt. Vì thế như ban đầu tôi đề cập, hai năm nữa, nghiên cứu sinh ở ta lại “tựu trường đông đủ” là như vậy.

Nghiên cứu sinh Cù Văn Trung
TIN LIÊN QUAN

Quy chế đào tạo TS theo Thông tư 18 là hạ chuẩn, cần điều chỉnh

PGS.TS.BS Cao Thỉ |

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) thay thế quy chế năm 2017, nhiều nhà khoa học, chuyên gia giáo dục đã kiến nghị cần xem xét lại. Hiện mọi tranh luận đang tập trung về tiêu chí bài báo khoa học, cũng như đầu vào và đầu ra ngoại ngữ với trình độ tiến sĩ.

Đào tạo tiến sĩ hôm nay phải nghĩ đến thế hệ mai sau

PGS.TS Nguyễn Văn Dững |

Tiếp tục những tranh luận về quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc đào tạo Tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021), Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của PGS.Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững - nguyên Trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền nhằm góp phần làm rõ vấn đề và tạo thêm kênh tranh luận mang tính khoa học về vấn đề này.

Công bố quốc tế không là chuẩn mực duy nhất xác định tiến bộ của đào tạo tiến sĩ

PGS-TS Trần Hải Minh |

Quy chế đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành đang nhận được nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, với điểm mấu chốt là công bố các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Quy chế đào tạo TS theo Thông tư 18 là hạ chuẩn, cần điều chỉnh

PGS.TS.BS Cao Thỉ |

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) thay thế quy chế năm 2017, nhiều nhà khoa học, chuyên gia giáo dục đã kiến nghị cần xem xét lại. Hiện mọi tranh luận đang tập trung về tiêu chí bài báo khoa học, cũng như đầu vào và đầu ra ngoại ngữ với trình độ tiến sĩ.

Đào tạo tiến sĩ hôm nay phải nghĩ đến thế hệ mai sau

PGS.TS Nguyễn Văn Dững |

Tiếp tục những tranh luận về quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc đào tạo Tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021), Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của PGS.Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững - nguyên Trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền nhằm góp phần làm rõ vấn đề và tạo thêm kênh tranh luận mang tính khoa học về vấn đề này.

Công bố quốc tế không là chuẩn mực duy nhất xác định tiến bộ của đào tạo tiến sĩ

PGS-TS Trần Hải Minh |

Quy chế đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành đang nhận được nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học, với điểm mấu chốt là công bố các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh.