Phương thức tuyển sinh 2023 được đơn giản hóa, tránh nhầm lẫn cho thí sinh

Bích Hà |

Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá, hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

81,7% thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học

Đến 17h ngày 30.9, hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chính đóng, kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên trong mùa tuyển sinh năm nay.

Thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 này là 567.018 (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đẳng sư phạm), đạt tỉ lệ 91,4% số với số thí sinh đăng ký xét tuyển.

Tính đến 17h ngày 30.9.2022, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỉ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển.

Các năm trước, hệ thống chỉ xử lý chung nguyện vọng theo phương thức dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, lượng thí sinh ảo rất lớn do thí sinh còn chọn các phương thức khác mà hệ thống không kiểm soát được, tỉ lệ xác nhận nhập học tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT.

Bộ GDĐT đánh giá, đến thời điểm này, có thể khẳng định kỳ tuyển sinh năm nay đã thành công, những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả như kỳ vọng, đó là công bằng, hiệu quả và minh bạch.

Thí sinh là những người được hưởng lợi nhất khi được đăng ký nguyện vọng sau khi có điểm thi và điểm sàn của các trường công bố điểm sàn; không còn tình trạng thí sinh nhận được giấy báo trúng tuyển từ nhiều trường mà thí sinh không đăng ký …

Đối với toàn hệ thống hơn 300 cơ sở đào tạo (bao gồm cả phân hiệu trường đại học và trường cao đẳng), 18.000 mã xét tuyển (theo ngành đào tạo và phương thức tuyển sinh), 620.000 thí sinh đăng ký xét tuyển và 3,1 triệu nguyện vọng, có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian, việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, các vấn đề sai sót đã được khắc phục kịp thời, không ảnh hưởng tới quy trình, kết quả xét tuyển. Đến nay, hầu hết các trường hợp thí sinh có sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.

Theo Bộ GDĐT, từ kết quả của năm nay, Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến, rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh, cải tiến và hoàn thiện cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.
Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.

Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa

Chia sẻ về những đổi mới trong công tác tuyển sinh năm 2023 và những năm tiếp theo, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định: "Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh".

Để Hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.

Trên thực tế, năm 2022 có tới 20 mã phương thức xét tuyển đại học. Trong đó phương thức thứ 20 để tên là "Sử dụng phương thức khác", tức là số phương thức thực tế các trường đề ra để tuyển sinh có thể nhiều hơn.

Việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh khiến thí sinh có nhiều phương án lựa chọn trong xét tuyển, nhưng cũng có ý kiến cho rằng “đánh đố học sinh”, khiến các em bối rối khi lựa chọn. Nhiều phương thức có tên gần giống nhau khiến một số thí sinh chủ quan, nhầm lẫn khi đăng ký. Việc có quá nhiều phương thức còn gây rắc rối cho toàn hệ thống khi xét tuyển, lọc ảo.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT lên tiếng về thông tin lỗi hệ thống, thí sinh đỗ thành trượt

Bích Hà |

Trước những phản ánh cho rằng, trong quá trình tuyển sinh, lọc ảo, hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đến thời điểm này, hầu hết các trường hợp sai sót đã được Bộ và các trường giải quyết, số còn lại đang tiếp tục rà soát và xử lý, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Tuyển sinh đại học: Tỉ lệ nhập học thấp, trường “hot” cũng khó tuyển

THIỀU TRANG - HUYÊN NGUYỄN |

Bức tranh tuyển sinh năm nay khó đoán định với các trường đại học bởi dù Bộ GDĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh mới để hạn chế tỉ lệ ảo nhưng trên thực tế số lượng thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học vẫn còn nhiều. Không ít trường đại học lo lắng khi ngày kết thúc nhập học đã cận kề mà mới chỉ có 50% thí sinh trúng tuyển nhập học.

Tuyển sinh đại học các ngành khoa học cơ bản đặc thù: Điểm chạm sàn nhưng vẫn khó thu hút người học

Trang Thiều |

Bức tranh điểm chuẩn của mùa tuyển sinh đại học năm 2022 cho thấy, bên cạnh những ngành có điểm trúng tuyển cao gây sốc, nhóm ngành khoa học cơ bản đặc thù vẫn “giậm chân tại chỗ”,  điểm “chạm sàn” nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút người học. 

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Bộ GDĐT lên tiếng về thông tin lỗi hệ thống, thí sinh đỗ thành trượt

Bích Hà |

Trước những phản ánh cho rằng, trong quá trình tuyển sinh, lọc ảo, hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đến thời điểm này, hầu hết các trường hợp sai sót đã được Bộ và các trường giải quyết, số còn lại đang tiếp tục rà soát và xử lý, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Tuyển sinh đại học: Tỉ lệ nhập học thấp, trường “hot” cũng khó tuyển

THIỀU TRANG - HUYÊN NGUYỄN |

Bức tranh tuyển sinh năm nay khó đoán định với các trường đại học bởi dù Bộ GDĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh mới để hạn chế tỉ lệ ảo nhưng trên thực tế số lượng thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học vẫn còn nhiều. Không ít trường đại học lo lắng khi ngày kết thúc nhập học đã cận kề mà mới chỉ có 50% thí sinh trúng tuyển nhập học.

Tuyển sinh đại học các ngành khoa học cơ bản đặc thù: Điểm chạm sàn nhưng vẫn khó thu hút người học

Trang Thiều |

Bức tranh điểm chuẩn của mùa tuyển sinh đại học năm 2022 cho thấy, bên cạnh những ngành có điểm trúng tuyển cao gây sốc, nhóm ngành khoa học cơ bản đặc thù vẫn “giậm chân tại chỗ”,  điểm “chạm sàn” nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút người học.