Phương pháp dạy sai khiến môn Lịch sử “đội sổ” về kết quả thi?

Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa. |

Trong kì thi THPT quốc gia 2019, môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 điểm. 70% số bài thi có điểm dưới 5. Đây là môn “đội sổ” về kết quả thi năm học này. 

So với các năm trước, điểm trung bình môn sử cũng báo động đỏ rồi, năm 2016 là 4,49; năm 2017 là 4,6; năm 2018 là 3,79.

Điểm thi môn Lịch sử năm nay có cao hơn năm 2018 (0,51) nhưng nhìn chung vẫn thấp. Tại sao điểm Lịch sử lại luôn thấp như vậy? Có 33 năm dạy Lịch sử ở trường THCS, bản thân tôi rất buồn trước thực trạng này, có phải học sinh quay lưng với môn Lịch sử?

 
Phổ điểm môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Bình tĩnh suy xét, thì kết quả đó cũng là sự việc diễn ra theo đúng quy luật, bởi những lý do sau mà theo ý thiển cận của tôi, xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh để phần nào lý giải kết quả nói trên.

Tâm lý xem nhẹ môn Lịch sử

Về thực tế, đa số phụ huynh xem nhẹ môn học này, vì phụ huynh cho rằng thực tế Lịch sử học để biết vậy thôi chứ không ứng dụng gì trong nghề nghiệp tương lai sau này (chỉ cần thiết nếu học để đi dạy lịch sử hoặc nghiên cứu sử). Do vậy phụ huynh không quan tâm đến mà chỉ đầu tư cho con học Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh… để dễ chọn ngành, nghề, trường cho con em mình để mong con có cơ hội có việc làm tốt hơn. Điều này cũng khó trách phụ huynh, Nói cách khác quy luật của cuộc sống là vậy!

Về chương trình-sách giáo khoa: Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, sự thắng lợi hay thất bại trong từng cuộc kháng chiến đều có nguyên nhân của nó.

Ở góc độ bộ môn Lịch sử, “học sinh quay lưng” có nguyên nhân từ đâu? Một số thầy cô cho rằng: “Chương trình quá nặng nề, chi tiết, bắt các em phải nhớ quá nhiều, cách kiểm tra vẫn là học thuộc lòng. Nội dung sách giáo khoa môn Lịch sử đậm chất báo cáo, nghiêng về sự kiện: Nào là những chiến dịch, những trận đánh, ta tiêu diệt bao nhiêu tên địch, bắn rơi mấy chiếc máy bay, xe tăng, tàu chiến…”.

Học sinh phải nhớ những điều ấy là thiên tài cần gì phải học nữa! Nhiều phụ huynh, học sinh có nói đùa thật xót xa rằng: “Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra google”. Như vậy, do chúng ta sai lầm về chương trình, dạy- học, kiểm tra, thi môn Lịch sử là nguyên nhân tất yếu khiến học sinh chán học lịch sử.

Nhìn thẳng sự thật để thay đổi

Về phương pháp: Theo tôi là do phương pháp giáo dục sai lầm. Chúng ta vẫn giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung mà chưa chuyển sang tiếp cận năng lực. Nhồi nhét một mớ kiến thức có sẵn, vừa nặng về học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết áp dụng vào đâu sẽ gây ra sự nhàm chán.

Dạy Lịch sử theo tôi là truyền cho các em cái tinh thần của dân tộc, lòng biết ơn với tổ tiên qua những nhân vật lịch sử thì mới khắc sâu và đọng lại trong các em, chứ không phải những số liệu khô khan, diễn biến dài dòng của những trận đánh, những chiến dịch…

Đây là một sai lầm về phương pháp dạy - học và kiểm tra môn Lịch sử và chính thầy cô dạy sử chưa cùng đồng tâm tạo nên một sự thay đổi cần thiết về dạy-học-kiểm tra-thi môn Lịch sử. Mong quý thầy cô hãy nhìn thẳng vào sự thật về thực trạng dạy-học môn sử để giúp các em tìm được sự hứng thú với môn học này!

Về trách nhiệm: Với tôi phải tự nhận lỗi rằng một phần trách nhiệm do chưa đủ tâm huyết để gây hứng thú, kéo học sinh về với quá khứ hào hùng của cha ông, cho học sinh trong những giờ học lịch sử.

Nhưng với 1,5 tiết/tuần thì thật khó. Rồi khi có dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm, thật buồn đồng nghiệp chỉ chăm chăm đánh giá giáo viên có truyền thụ hết kiến thức trong sách giáo khoa hay không, dạy còn thiếu ý này, ý khác, ý này là trọng tâm, ý kia là cơ bản, có liên hệ, có lồng ghép, có tích hợp… để đánh giá xếp loại tiết dạy chứ không xem học sinh có hiểu bài hay không?

Đối với tôi, dạy Lịch sử không phải là như vậy, lịch sử suy cho cùng là một câu chuyện kể về quá khứ, khi dạy miễn làm sao học sinh thích thú nghe câu chuyện là đủ rồi, từ đó sẽ lắng đọng dần trong tâm hồn các em một cách tự nhiên mà không cần phải nhồi nhét, bắt học thuộc lòng.

Tôi tha thiết mong rằng cán bộ quản lý ngành giáo dục hãy để cho chúng tôi tự do sáng tạo, kể lại câu chuyện lịch sử. Tất nhiên đó là sự thật, vì lịch sử vẫn là lịch sử, hơn nữa bản thân lịch sử là một khoa học, mới hy vọng học sinh hứng thú, không thờ ơ với môn Lịch sử và sớm khắc phục những nguyên nhân nêu trên.

Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa.
TIN LIÊN QUAN

Điểm chuẩn đại học 2019: Trường tốp đầu dự kiến tăng, tốp dưới ổn định

Bích Hà |

Phân tích phổ điểm các môn, khối thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, các chuyên gia dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ tăng nhẹ. Điểm chuẩn biến động ở trường tốp đầu, ổn định với trường tốp dưới.

Lý do môn Lịch sử, Tiếng Anh có điểm dưới trung bình cao nhất

Trang Anh |

Lý giải việc môn Lịch sử và tiếng Anh có 70% thí sinh điểm dưới trung bình, các chuyên gia cho rằng, một phần phản ánh chất lượng dạy – học của các trường phổ thông, ngoài ra cũng phản ánh tâm lý học tập kiểu ứng thí của thí sinh.

"Sốc" với phổ điểm môn Lịch sử thi THPT quốc gia năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Trong đó, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,75 điểm.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Điểm chuẩn đại học 2019: Trường tốp đầu dự kiến tăng, tốp dưới ổn định

Bích Hà |

Phân tích phổ điểm các môn, khối thi của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, các chuyên gia dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ tăng nhẹ. Điểm chuẩn biến động ở trường tốp đầu, ổn định với trường tốp dưới.

Lý do môn Lịch sử, Tiếng Anh có điểm dưới trung bình cao nhất

Trang Anh |

Lý giải việc môn Lịch sử và tiếng Anh có 70% thí sinh điểm dưới trung bình, các chuyên gia cho rằng, một phần phản ánh chất lượng dạy – học của các trường phổ thông, ngoài ra cũng phản ánh tâm lý học tập kiểu ứng thí của thí sinh.

"Sốc" với phổ điểm môn Lịch sử thi THPT quốc gia năm 2019

HUYÊN NGUYỄN |

Hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Trong đó, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,75 điểm.