Phụ huynh, học sinh Đà Nẵng bối rối với "học online"

THUỲ TRANG |

Chưa thể trở lại trường học vì dịch bệnh COVID-19 nên hiện toàn bộ học sinh tại Đà Nẵng phải học và kết nối với giáo viên qua mạng Internet. Thế nhưng, nhiều người đang rối bời vì mọi thứ còn khá bị động.

Phụ huynh bị động, lo sắm thiết bị cho con

Năm học mới 2020-2021 tại Đà Nẵng diễn ra trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Chính vì vậy, khi học sinh cả nước đã đến trường thì hơn 250.000 học sinh các cấp tại Đà Nẵng phải tiếp tục học online tại nhà.

Mặc dù, phương án này đã nằm trong kế hoạch của Sở GD-ĐT thành phố cũng như các trường nhưng hiện nay, nhiều phụ huynh học sinh cho biết đang bị động với lịch học, cách học này.

Anh Hà Thanh, một phụ huynh có con theo học trường THCS Nguyễn Huệ, quận Hải Châu Đà Nẵng cho biết: “Lịch học của con tôi vào ngày thứ 2 đầu tuần nhưng tận nửa đêm chủ nhật, nhà trường mới thông báo. Trong khi đó, lúc nhận được bài giảng do thầy cô soạn trước bằng 1 video, chúng tôi bất ngờ vì cả khối học chung một bài, hoàn toàn không có tương tác. Việc này khiến gia đình khá bị động trong việc giúp con tiếp thu học tập đầu năm”.

Có chung thắc mắc với này, chị Nguyễn Lan, phụ huynh có con theo học trường cấp Tiểu học tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng cho biết: “Mặc dù thầy cô giáo chủ nhiệm có chủ động kết nối với phụ huynh học sinh nhưng dường như mọi thứ làm quá gấp gáp, không có sự chuẩn bị bài bản từ trước.

Đặc biệt, các em học tiểu học còn khá lạ lẫm với việc học online, việc tiếp xúc với giáo viên còn hạn chế, luôn cần có ba mẹ hỗ trợ. Ngay cả tôi còn cảm thấy việc học của con khá mù mờ, phụ huynh không biết phải hỗ trợ theo cách nào, chỉ biết đợi cô nhắn tin thông báo rồi làm theo”.

Các bài giảng được các trường đưa lên Internet để chuyển tải đến các học sinh. Ảnh: Thuỳ Trang

Trong khi đó, việc học online đang khiến nhiều phụ huynh khác tại Đà Nẵng “toát mồ hôi” vì phải lo trang thiết bị cho con.

Chị Nguyễn Thảo, một phụ huynh có con học THCS quận Sơn Trà cho biết: “Mặc dù nhà trường có nói là tuỳ vào điều kiện các gia đình, không bắt buộc 100% học sinh phải có thiết bị học online nhưng người làm cha mẹ nào cũng có tâm lý do dịch kéo dài, việc học qua mạng sẽ còn dài.

Nhiều phụ huynh trong lớp con tôi phải chạy đôn chạy đáo đi mua máy tính xách tay để con học online. Giá của chiếc máy cũ có giá chỉ gần 2 triệu đồng thì không thể đảm bảo máy chạy tốt hoàn toàn nhưng hoàn cảnh họ khó khăn chỉ lo được đến vậy. Việc học online tại Đà Nẵng hiện chưa biết hiệu quả đến đâu, chỉ thấy các thầy cô giáo thì vất vả soạn giáo án thể loại mới, mỗi buổi học thì cô trò nghe tiếng có tiếng không!”.

Nói "học trực tuyến" là chưa chính xác

Chia sẻ về câu chuyện này, cô N.M. - Hiệu trưởng một trường THCS tại Đà Nẵng nhìn nhận: “Cách học của chúng ta hiện nay không thể nói là học trực tuyến online mà chính xác hơn là thông qua mạng Internet để chuyển tải bài học đến cho học sinh trên hình thức bài giảng được soạn sẵn. Người học chỉ tiếp thu 1 chiều. Sau đó, thầy cô giáo chủ động kết nối 1 hoặc vài buổi để thảo luận, tương tác với học sinh.

Cách học này còn nhiều hạn chế nhưng để học online thực sự thì hệ thống giáo dục của ta hiện nay chưa có đủ cơ sở vật chất, thầy cô giáo chưa được tập huấn kỹ năng dạy online, chính học sinh và phụ huynh chưa được chuẩn bị tinh thần cho việc học online….

Vậy nên, ở thời điểm hiện tại, đây là hình thức dạy và học tối ưu nhất. Chúng tôi hiểu rõ những điểm hạn chế đó nên trong kế hoạch, những tuần học qua mạng Internet thế này chỉ tập trung cho học sinh ôn bài cũ, dạy bài theo hệ thống chung của trường. Khi đi học lại, các thầy cô sẽ giúp các em ôn tập lại những bài cũ”.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Bến xe, ga tàu đã sẵn sàng hoạt động trở lại

Hữu Long |

Dù căng sức chống dịch nhưng người dân và cả hệ thống chính trị Đà Nẵng cũng xác định đây là cuộc chiến lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Và trong giai đoạn mới, phương án tái hoạt động sản xuất kinh doanh, mở lại các tuyến vận tải hành khách nhưng đảm bảo phòng chống dịch được lãnh đạo TP.Đà Nẵng tính đến. Đây được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm khôi phục phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp đóng cửa vì dịch vẫn bị ngân hàng đòi nợ

Thuỳ Trang |

Hơn một tháng nay, hàng nghìn doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại. Hàng vạn lao động tiếp tục phải nghỉ việc. Việc kinh doanh, sản xuất bị đình trệ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn liên tục bị các ngân hàng đòi nợ “theo quy định”.

4 người ở Đà Nẵng từng nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không biết

THUỲ TRANG |

Tối 6.9, Sở Y tế Đà Nẵng đã có thông tin chi tiết về trường hợp đặc biệt vừa âm tính với SARS-CoV-2 cùng 4 người thân. Những người này có thể từng nhiễm SARS-CoV-2 mà không biết.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đà Nẵng: Bến xe, ga tàu đã sẵn sàng hoạt động trở lại

Hữu Long |

Dù căng sức chống dịch nhưng người dân và cả hệ thống chính trị Đà Nẵng cũng xác định đây là cuộc chiến lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Và trong giai đoạn mới, phương án tái hoạt động sản xuất kinh doanh, mở lại các tuyến vận tải hành khách nhưng đảm bảo phòng chống dịch được lãnh đạo TP.Đà Nẵng tính đến. Đây được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm khôi phục phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp đóng cửa vì dịch vẫn bị ngân hàng đòi nợ

Thuỳ Trang |

Hơn một tháng nay, hàng nghìn doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại. Hàng vạn lao động tiếp tục phải nghỉ việc. Việc kinh doanh, sản xuất bị đình trệ nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn liên tục bị các ngân hàng đòi nợ “theo quy định”.

4 người ở Đà Nẵng từng nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không biết

THUỲ TRANG |

Tối 6.9, Sở Y tế Đà Nẵng đã có thông tin chi tiết về trường hợp đặc biệt vừa âm tính với SARS-CoV-2 cùng 4 người thân. Những người này có thể từng nhiễm SARS-CoV-2 mà không biết.