Phụ huynh có con học sách công nghệ giáo dục nói gì về cách đọc ô vuông, tam giác?

Nguyễn Hà |

Nhiều phụ huynh có con học theo sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục đã lên tiếng giữa hàng loạt tranh cãi về cách đọc theo ô vuông, tam giác.

Những đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến việc học sinh tiểu học chỉ nhìn vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác có thể đọc vanh vách cả một bài thơ, nhưng khi chỉ vào chữ thì không thể đọc được đang tạo nên sự chú ý của dư luận. Theo đó, nhiều phụ huynh bức xúc cho rằng cách dạy của sách Công nghệ giáo dục khiến con họ chỉ có thể học vẹt chứ không nhận được mặt chữ.

Không ít phụ huynh bày tỏ sự hoang mang, lo lắng. Có người bức xúc cho rằng phương pháp này có vấn đề, chỉ dạy học sinh “học vẹt”. Nhiều người cũng thắc mắc, tại sao trẻ nhìn vào các ô vuông, tròn có thể đọc được thơ?  

Nội dung một bài học trong sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục.
Nội dung một bài học trong sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục.

Chị Hoàng Hạnh – phụ huynh có con đang học trường Thực nghiệm áp dụng môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cho biết, chị có 2 con cùng học tại trường thực nghiệm với bộ sách công nghệ giáo dục và thấy rất tốt. Con trai lớn năm nay học lớp 5, cháu có thể đọc sách, viết văn với những câu sinh động. Còn con nhỏ năm nay học lớp 1 thì hầu như không có bài tập về nhà, con không bị áp lực nhiều.

Nói về việc học sinh tiểu học chỉ nhìn vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác có thể đọc vanh vách cả một bài thơ, nhưng khi chỉ vào chữ thì không thể đọc được, chị Hạnh cho biết đây là một cách học theo lộ trình. Các cô dạy cho các con biết về nền tảng trước sau đó sẽ dạy cách áp dụng vào thực tế.

“Con tôi cũng học theo phương pháp này, tôi thấy con học chia ô vuông ra, ban đầu có vẻ hơi bỡ ngỡ nhưng sau đó con tôi đọc rất nhanh, thuần thục và chính xác hơn, không bị ngọng, không bị nhầm lẫn trong việc đọc”.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Ảnh: Nguyễn Hà
Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Ảnh: Nguyễn Hà

Chị Phạm Hồng Hoa cũng là phụ huynh có con học theo sách công nghệ giáo dục cho biết, bài học về những ô vuông, ô tròn là bài học đầu tiên của môn khi các con bước từ mẫu giáo lên, các con hoàn toàn chưa hề có khái niệm gì về chữ. Để các con dễ tưởng tượng nhất, các cô giáo vẽ những dấu chấm tròn hay chấm vuông lên bảng và yêu cầu các con hình dung mỗi chấm tròn hay chấm vuông đó là một tiếng để các con hiểu và phân biệt được mỗi câu thơ như vậy có mấy tiếng, đồng thời hiểu khái niệm tiếng là gì.

“Bài về ô vuông hay ô tròn chỉ là bài đầu tiên và các con chỉ học trong 2, 3 tiết chứ không học dài, không như mọi người nghĩ rằng thay hoàn toàn chữ bằng những ô vuông ô tròn như vậy. Đây là những điều mà tôi nhận thấy và phương pháp này hoàn toàn có lý.

Tôi cho rằng đây là phương pháp học rút ngắn quá trình, giảm sự sai sót trong quá trình học. Trước đây nếu như mất 3 kỳ con mới đọc được thì giờ chỉ cần 1 kỳ và hơn nữa khi con đã hiểu ngữ pháp, cấu trúc của tiếng, từ rồi thì con chỉ cần nghe nói là có thể viết lại chính xác.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Sách Công nghệ Giáo dục: Vì sao lại đọc thơ theo ô vuông, tam giác?

Bích Hà |

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, việc đọc thơ theo ô vuông, tam giác là bài đầu tiên của học sinh lớp 1 học theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Đây chỉ là cách dạy học sinh đếm số tiếng trong câu thơ, chứ không có chuyện thay đổi chữ viết.

Giáo viên dạy sách Công nghệ Giáo dục nói gì về cách đánh vần "lạ"?

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Cô giáo Trần Thị Ngọc Mai - người 4 năm giảng dạy bộ sách Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục - cho biết, bộ sách nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Quan trọng là mỗi giáo viên cần tự thay đổi, áp dụng linh hoạt để học sinh có thể nắm được bài tốt nhất.

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trải nghiệm học đánh vần "lạ" theo Công nghệ Giáo dục

QUANG ĐẠI |

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu - cựu học sinh trường Thực nghiệm (Hà Nội) - đã bày tỏ quan điểm của mình.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Sách Công nghệ Giáo dục: Vì sao lại đọc thơ theo ô vuông, tam giác?

Bích Hà |

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, việc đọc thơ theo ô vuông, tam giác là bài đầu tiên của học sinh lớp 1 học theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Đây chỉ là cách dạy học sinh đếm số tiếng trong câu thơ, chứ không có chuyện thay đổi chữ viết.

Giáo viên dạy sách Công nghệ Giáo dục nói gì về cách đánh vần "lạ"?

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Cô giáo Trần Thị Ngọc Mai - người 4 năm giảng dạy bộ sách Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục - cho biết, bộ sách nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Quan trọng là mỗi giáo viên cần tự thay đổi, áp dụng linh hoạt để học sinh có thể nắm được bài tốt nhất.

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trải nghiệm học đánh vần "lạ" theo Công nghệ Giáo dục

QUANG ĐẠI |

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu - cựu học sinh trường Thực nghiệm (Hà Nội) - đã bày tỏ quan điểm của mình.