Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục đại học hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông

Đặng Chung |

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chưa lọt top 50 thế giới, trong khi giáo dục phổ thông đã vào nhóm 50 nền giáo dục tốt trên thế giới. Từ thực tế này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Hệ thống đại học Việt Nam hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông”.

Cơ quan chủ quản chưa buông quyền, trường đại học khó tự chủ

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Giáo dục 2018 với chủ đề “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” tổ chức ngày 17.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam hoan nghênh Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Đại học Quốc gia TPHCM đã tổ chức hội thảo này, trong bối cảnh Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật Giáo dục đại học.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề đẩy mạnh tự chủ đại học như là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, hiện việc tự chủ còn vướng nhiều cơ chế, rào cản. Đồng tình về điều này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra ba nguyên nhân khiến việc tự chủ của các trường đại học còn gặp khó khăn.

“Thứ nhất là từ cơ quan quản lý nhà nước, mà chính là Bộ GDĐT, các bộ hoặc UBND các tỉnh là cơ quan chủ quản. Về cơ bản, chúng ta nói lý thuyết là đẩy mạnh tự chủ nhưng không muốn buông quyền...

Lý do thứ hai từ chính các trường đại học, tương tự giống như các doanh nghiệp nhà nước cũng muốn tiếp tục cơ chế bao cấp, bình bình như ngày xưa.

Lý do thứ 3, một phần từ người học và xã hội, là hệ quả của hai lý do trên. Mọi người nghĩ rằng học phổ thông rất vất vả, cố thi bằng được vào đại học. Khi vào được đại học là coi như xong, vào bao nhiêu ra bấy nhiêu. 3 lý do đó tổ hợp lại gây ra những khó khăn”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

 
 Hội thảo Giáo dục 2018 có sự tham dự của nhiều chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học.

Cần đẩy mạnh tự chủ về chuyên môn

Khi nói đến tự chủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải hiểu tự chủ cho đúng. Trường đại học có nhiều sứ mệnh, nhưng có một sứ mệnh là sáng tạo ra tri thức. Việc tự chủ về chuyên môn sẽ giúp khơi dậy sự sáng tạo của từng thành viên trong nhà trường. Đây là tự chủ căn bản nhất. 

Bên cạnh đó, các trường đại học cũng cần được tự chủ về tài chính, tức là phải được tự chủ về nguồn thu và nguồn chi. Trong nguồn thu phải có nhiều nguồn chứ không phải chỉ mình học phí. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, các trường không nên hiểu tự chủ có nghĩa là tăng học phí, làm giảm mất cơ hội tiếp cận đại học của học sinh nghèo. 

Giáo dục đại học phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông

Nhấn mạnh tự chủ là xu thế tất yếu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải luật hóa việc này trong Luật Giáo dục đại học: “Giáo dục đại học chúng ta ví von như đoàn tàu, một số năm rất gian khổ, máy đã nổ rồi, đây là chặng quan trọng để chúng ta tiến.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chia sẻ, dù giáo dục phổ thông còn rất nhiều điều chúng ta không hài lòng, nhưng theo đánh giá quốc tế đã được xếp vào nhóm 50 nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Còn giáo dục đại học Việt Nam không có mặt trong top 50 nước hàng đầu.

“Theo một số đánh giá, giáo dục đại học Việt Nam đứng khoảng 80 trên thế giới. Giáo dục đại học Việt Nam hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Được tự chủ đại học: Vừa làm, vừa run!

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học đang thiếu những khung pháp lý cần thiết khiến cho các trường vừa làm, vừa run.

Đề xuất giải thể đại học vùng

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Theo GS Từ Quang Hiển - nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên, mô hình đại học vùng, thử nghiệm được 24 năm, cho thấy cản trở sự phát triển của các trường đại học thành viên và không có hiệu quả.

Cần giải pháp cho những vấn đề then chốt trong giáo dục đại học

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Ngày  17.8,  tại  Hà  Nội,  Ủy  ban  Văn  hóa,  Giáo  dục,  Thanh  niên,  Thiếu  niên  và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức  Hội  thảo  Giáo  dục  2018  (VEC  2018)  với  chủ đề  “Giáo  dục  đại  học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Được tự chủ đại học: Vừa làm, vừa run!

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học đang thiếu những khung pháp lý cần thiết khiến cho các trường vừa làm, vừa run.

Đề xuất giải thể đại học vùng

HUYÊN NGUYỄN - NGUYỄN HÀ |

Theo GS Từ Quang Hiển - nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên, mô hình đại học vùng, thử nghiệm được 24 năm, cho thấy cản trở sự phát triển của các trường đại học thành viên và không có hiệu quả.

Cần giải pháp cho những vấn đề then chốt trong giáo dục đại học

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Ngày  17.8,  tại  Hà  Nội,  Ủy  ban  Văn  hóa,  Giáo  dục,  Thanh  niên,  Thiếu  niên  và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức  Hội  thảo  Giáo  dục  2018  (VEC  2018)  với  chủ đề  “Giáo  dục  đại  học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.