Phó GĐ Sở Giáo dục Hà Giang đóng vai trò gì trong vụ sửa điểm thi?

Đặng Chung |

Hai Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Giang là cán bộ tổ chức kỳ thi nhưng đã tiếp tay thực hiện việc sửa bài, nâng điểm thi cho hàng trăm thí sinh ở Hà Giang.

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hà Giang, ngày 8.4, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Triệu Thị Chính - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang; ông Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang và Lê Thị Dung - Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang.

Dư luận băn khoăn, các đối tượng này đóng vai trò gì trong kỳ thi THPT quốc gia 2018?

 
Bà Triệu Thị Chính (trái) và ông Phạm Văn Khuông vừa bị khởi tố vì liên quan đến vụ sửa điểm thi gây chấn động ở Hà Giang. Ảnh: Sở GDĐT Hà Giang.

Theo cơ quan điều tra, bà Triệu Thị Chính là Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang. Bà Chính là người trực tiếp điều hành tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Theo Điều 24, chương VI Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia do Bộ GDĐT ban hành, Trưởng ban chấm thi có nhiệm vụ điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.

Tại khu vực chấm thi có 1 Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Chấm thi.

Trong quá trình chấm thi, phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng Phiếu trả lời trắc nghiệm đến khi kết thúc chấm thi. Các thành viên tham gia xử lý Phiếu trả lời trắc nghiệm không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu của thí sinh với bất kỳ lý do gì.

Tuy vậy, với vai trò là Trưởng ban chấm thi, bà Triệu Thị Chính đã để việc gian lận, sửa điểm thi xảy ra tại địa phương mình.

Bà Chính còn tiếp tay cho cán bộ cấp dưới thực hiện việc sửa điểm để trục lợi và bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.

Còn theo thanh tra Bộ GDĐT, ngay từ ngày đầu tiến hành chấm thi trắc nghiệm ở Hà Giang đã xuất hiện những bất thường. Cụ thể, buổi chấm thi trắc nghiệm đầu tiên, hai cán bộ thanh tra chấm thi trắc nghiệm do Bộ GDĐT ủy quyền (hai cán bộ này thuộc trường ĐH Tân Trào) đều xin phép nghỉ và không có mặt. Mặc dù thiếu cán bộ thanh tra nhưng Hà Giang vẫn tiến hành bóc niêm phong bài thi và tiến hành quét bài bình thường. Điều này là vi phạm quy chế thi.

Ngoài bà Chính, ông Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang - cũng bị khởi tố về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi được quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.

Bà Lê Thị Dung là Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang bị tước quân tịch trước khi bị khởi tố với tội danh lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Những cán bộ này đều được phân công thực hiện nhiệm vụ tổ chức kỳ thi và giám sát kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, tuy nhiên lại là người tiếp tay cho việc gian lận.

Cả 3 bị can nêu trên đều được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Hiện cơ quan điều tra vẫn đang làm rõ động cơ và sai phạm của các đối tượng này.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố thêm 3 bị can vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang

VƯƠNG TRẦN |

Liên quan tới vụ gian lận trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố thêm 3 bị can, trong đó có 2 bị can là lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT).

Không công bố thí sinh, xử lý phụ huynh mua điểm là tiếp tay gian lận!

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

"Được sửa từ điểm liệt thành điểm giỏi thì không thể nói thí sinh không biết. Không nên đặt vấn đề nhân văn hay sợ tổn thương mà không công bố những thí sinh gian lận" - thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên ở Hà Nội, một trong những người đầu tiên phát giác và tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La) chia sẻ quan điểm.

Vụ gian lận thi cử: Phụ huynh “chạy điểm” cũng cần bị xử lý, dù là ai

Đặng Chung |

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu những phụ huynh dùng tiền chạy điểm cho con không bị công khai và xử lý, sẽ là không công bằng với những thí sinh học thật, thi thật.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Khởi tố thêm 3 bị can vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang

VƯƠNG TRẦN |

Liên quan tới vụ gian lận trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố thêm 3 bị can, trong đó có 2 bị can là lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT).

Không công bố thí sinh, xử lý phụ huynh mua điểm là tiếp tay gian lận!

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

"Được sửa từ điểm liệt thành điểm giỏi thì không thể nói thí sinh không biết. Không nên đặt vấn đề nhân văn hay sợ tổn thương mà không công bố những thí sinh gian lận" - thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên ở Hà Nội, một trong những người đầu tiên phát giác và tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La) chia sẻ quan điểm.

Vụ gian lận thi cử: Phụ huynh “chạy điểm” cũng cần bị xử lý, dù là ai

Đặng Chung |

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu những phụ huynh dùng tiền chạy điểm cho con không bị công khai và xử lý, sẽ là không công bằng với những thí sinh học thật, thi thật.