Phạt học sinh ngồi dưới nền nhà vì quên đeo khăn đỏ: Lại vì bệnh thành tích

Đặng Chung |

Bệnh thành tích đã ngấm vào nhiều giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, dẫn đến việc chỉ vì một học sinh làm lớp bị trừ điểm thi đua do quên đeo khăn quàng đỏ, cô giáo đã trách phạt bằng cách bắt em ngồi học dưới nền nhà.

Những ngày qua, đã có nhiều ý kiến tranh cãi về sự việc xảy ra tại lớp 6G, Trường THCS Minh Khai (Thanh Hóa). Một nam sinh quên đeo khăn quàng đỏ, khiến lớp bị trừ điểm thi đua, đã bị cô giáo chủ nhiệm phạt, yêu cầu nam sinh này phải mua 10 chiếc khăn quàng đỏ để nộp.

Nam sinh có ý định tiết kiệm tiền ăn sáng để mua nộp phạt cho cô giáo. Tuy nhiên, khi học sinh chưa kịp dành đủ tiền mua khăn quàng đỏ thì bị cô giáo tiếp tục phạt bằng hình thức phải ngồi học dưới đất.

Cả hai hình phạt của giáo viên đều chưa nhân văn. Tuyệt đối không nên phạt bằng bất cứ hình thức gì liên quan tới tiền, khi học sinh chưa làm ra tiền. Cũng không nên áp dụng hình phạt làm ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài của học sinh.

Nhiều ý kiến cũng đã chỉ ra rằng, phụ huynh có thể góp ý trực tiếp với cô giáo, với nhà trường, thay vì bắt con dàn dựng lại cảnh bị phạt để chụp ảnh, lấy tư liệu chia sẻ trên mạng xã hội, làm câu chuyện trở nên ầm ĩ.

Theo Thạc sĩ Bùi Thị Kim Tuyến - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và phát triển tiềm năng con người, phụ huynh nên thông cảm hơn với giáo viên, không phải vấn đề nào cũng quan trọng hóa, rồi đưa lên mạng để chỉ trích. Vì giáo viên bây giờ thực sự rất áp lực, chịu sức ép tứ đủ phía.

Trong câu chuyện này, giáo viên còn thêm một áp lực là phải chạy theo thành tích, các phong trào thi đua.

Năm 2006, ngành giáo dục có phong trào "Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục", nhưng năm nào cũng vậy, khi bước vào năm học mới, nhiều trường tổ chức hội nghị công nhân viên chức nhà trường và giao chỉ tiêu đến từng giáo viên. Dù muốn hay không, giáo viên bị cuốn vào “guồng”, phải thực hiện những chỉ tiêu được ấn định từ cấp trên đưa xuống.

Không thi đua thì không thể có sự phát triển, nhưng có những phong trào thi đua chỉ chạy theo số lượng thì vô tình đang đẩy giáo viên tới rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

TS Vũ Thu Hương – giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – đã từng thẳng thắn cho rằng, bệnh thành tích đã ngấm vào từng cá nhân phụ huynh, giáo viên, cán bộ ngành giáo dục như một quan niệm, dù biết sai nhưng vẫn làm.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm, quản lý giáo dục của Việt Nam chủ yếu bằng thi đua mà thi đua rất hình thức, dẫn đến bệnh thành tích.

Việc tồn tại nhiều cuộc thi, phong trào mang tính hình thức chỉ khiến giáo viên thêm áp lực, không còn thời gian nào để sáng tạo nữa.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm Trường Nguyễn Đình Chiểu: Phản đối tăng tiền ăn, giải tán ban phụ huynh trẻ khiếm thị?

Đặng Chung |

Theo lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), do năm nay tiền viện trợ, từ thiện của các "Mạnh Thường Quân" bị cắt, nên trường đã có văn bản đề nghị Sở GDĐT Hà Nội được thu một số khoản tiền với học sinh khiếm thị và đã được Sở đồng ý.

Phạt học sinh ngồi học dưới nền nhà vì quên đeo khăn quàng đỏ, cô giáo bị kiểm điểm

Bích Hà |

Vì lớp bị trừ điểm thi đua do một học sinh quên đeo khăn quàng đỏ, giáo viên đã phạt học sinh đó bằng cách bắt ngồi học dưới nền nhà. Câu chuyện này đang gây tranh cãi gay gắt.

Lùm xùm ở trường Nguyễn Đình Chiểu: Học sinh khiếm thị có bị mất tiền “oan”?

Đặng Chung |

Được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hai biên chế để chăm sóc, phục vụ bữa ăn của trẻ khiếm thị nhưng lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vẫn mời công ty ở ngoài vào nấu, làm chi phí bữa ăn bị tăng lên. Gia đình các em đang phải trả thêm tiền cho nhiều dịch vụ, từ tiền công nấu, đến tiền khấu hao tài sản...

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Lùm xùm Trường Nguyễn Đình Chiểu: Phản đối tăng tiền ăn, giải tán ban phụ huynh trẻ khiếm thị?

Đặng Chung |

Theo lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), do năm nay tiền viện trợ, từ thiện của các "Mạnh Thường Quân" bị cắt, nên trường đã có văn bản đề nghị Sở GDĐT Hà Nội được thu một số khoản tiền với học sinh khiếm thị và đã được Sở đồng ý.

Phạt học sinh ngồi học dưới nền nhà vì quên đeo khăn quàng đỏ, cô giáo bị kiểm điểm

Bích Hà |

Vì lớp bị trừ điểm thi đua do một học sinh quên đeo khăn quàng đỏ, giáo viên đã phạt học sinh đó bằng cách bắt ngồi học dưới nền nhà. Câu chuyện này đang gây tranh cãi gay gắt.

Lùm xùm ở trường Nguyễn Đình Chiểu: Học sinh khiếm thị có bị mất tiền “oan”?

Đặng Chung |

Được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hai biên chế để chăm sóc, phục vụ bữa ăn của trẻ khiếm thị nhưng lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vẫn mời công ty ở ngoài vào nấu, làm chi phí bữa ăn bị tăng lên. Gia đình các em đang phải trả thêm tiền cho nhiều dịch vụ, từ tiền công nấu, đến tiền khấu hao tài sản...