Ông Phùng Xuân Nhạ bàn giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ GDĐT

Đặng Chung |

Chiều 12.4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tại Hội nghị, nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã cùng ký biên bản chuyển giao nhiệm vụ.

Tham dự buổi lễ có các Thứ trưởng Bộ GDĐT: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Ngô Thị Minh, Hoàng Minh Sơn; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ GDĐT.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Phùng Xuân Nhạ đã chúc mừng tân Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và bày tỏ tin tưởng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn sẽ đảm nhận tốt nhiệm vụ trong cương vị mới.

Nguyên Bộ trưởng cũng bày tỏ lời cảm ơn đến các Thứ trưởng; lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ GDĐT đã hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực cùng mình thực hiện nhiệm vụ; từ đó đạt được kết quả có tính nền tảng, tạo đà để triển khai các nhiệm vụ tiếp theo.

Nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký biên bản chuyển giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: MOET
Nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký biên bản chuyển giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: MOET

Phát biểu tại Hội nghị bàn giao, tân Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn gửi lời cảm ơn nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các Bộ trưởng tiền nhiệm, cùng tập thể lãnh đạo cơ quan Bộ đã cùng trải qua chặng đường với nhiều kết quả, thành tựu.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới căn bản, giáo dục - đào tạo nói riêng là quá trình lâu dài; mỗi nhiệm kỳ, mỗi chặng đường lại đặt thêm một viên gạch để xây lên công trình to lớn này”.

Tại Hội nghị, nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã cùng ký biên bản chuyển giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Nhìn lại dấu ấn sau một nhiệm kỳ

5 năm - một khoảng thời gian không quá ngắn, nhưng cũng không đủ dài để 1 Bộ trưởng có thể có những dấu ấn đậm nét cho ngành Giáo dục, nhất là sản phẩm của Giáo dục là con người và không thể đánh giá, hay nhìn thấy ngay kết quả trong ngày một ngày hai.

Nhìn lại nhiệm kỳ 5 năm qua của GS-TS Phùng Xuân Nhạ, nhiều người phải thừa nhận là quá nhiều “sóng gió”.

Nhưng nhìn nhận một cách công bằng, ngoài những vụ việc như “gian lận thi cử, bạo lực học đường, sai sót trong sách giáo khoa”, mà với tư cách là người đứng đầu ngành, ông đã phải nhận trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri cả nước, thì trong nhiệm kỳ vừa qua, ông và các cộng sự đã có nhiều dấu ấn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, gỡ các “nút thắt” để tạo cơ hội cho giáo dục và đào tạo phát triển.

Trong khoảng thời gian ngắn, làm việc với cường độ cao, ông Phùng Xuân Nhạ và cộng sự đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua hai luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục 2019.

Giá trị của hai luật này được chuyên gia, cơ sở giáo dục đánh giá cao vì đã tạo cơ chế để xóa bỏ hàng loạt bất cập, tồn tại từ rất lâu trong giáo dục. Nhiều chính sách để phát triển giáo dục đào tạo đã được tháo gỡ, nhằm đẩy mạnh tự chủ đại học, tự chủ trong trường phổ thông và tự chủ trong mỗi giáo viên

Luật Giáo dục tạo hành lang pháp lý để phân luồng và liên thông trong giáo dục, “luật hóa” chính sách miễn học phí cho học sinh đến cấp THCS; nâng chuẩn, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên để tạo cơ chế xóa bỏ bất cập “có bằng đại học chỉ hưởng lương trung cấp” tồn tại nhiều năm qua…

Khi mới nhận nhiệm vụ, ông Phùng Xuân Nhạ hứa đồng hành, tăng lương cho giáo viên. Cũng như những người tiền nhiệm, lời hứa này không dễ thực hiện bởi đây là chuyện không phải cứ ngành Giáo dục muốn là làm được.

Nhưng ít nhất trong nhiệm kỳ của mình, ông đã nỗ lực để cải thiện được lương khởi điểm cho những giáo viên trẻ, cho giáo viên từ mầm non đến THCS bằng việc ban hành chùm thông tư quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THPT, THCS, tiểu học và mầm non công lập có hiệu lực từ 20.3.

Với quan điểm tiến bộ, thức thời “các trường muốn phát triển thì phải đổi mới tư duy quản trị chứ không thể quản lý như thông thường”, ông Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự cũng đã tham mưu đưa nhiều nội dung tiến bộ vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, với tinh thần tự chủ đại học xuyên suốt, trong toàn hệ thống.

Ngoài tạo cơ chế tự chủ, dưới thời kỳ ông Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng Bộ GDĐT, đã có nhiều chính sách, cùng cơ chế định hướng, khuyến khích phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học để các trường phải trở thành cái nôi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nơi chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc này đã thu được kết quả bước đầu, chất lượng nhân lực từng bước được cải thiện.

Một dấu ấn đáng chú ý nữa trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, từ chương trình tổng thể đến các chương trình các môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình mới theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học; nội dụng tinh giản, gắn với thực tiễn.

Thời điểm năm 2016, khi mới nhận nhiệm vụ lãnh đạo ngành Giáo dục, ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng mục đích của giáo dục là phải vì con người, đào tạo những con người thực sự nhân văn và xác định giáo viên là khâu then chốt của đổi mới giáo dục. Giáo dục vì con người - tư duy này đã được ông từng bước "hiện thực hóa" khi ở vị trí tư lệnh ngành Giáo dục.

Dưới thời ông làm Bộ trưởng, nhiều thông tư, chính sách mang tính nhân văn đã được ban hành như: Không đuổi học học sinh hư; Thông tư đổi mới trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh để tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình GDPT mới ở trung học theo tinh thần liên thông, nhất quán giữa các bậc học;

Bỏ quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên; chấn chỉnh những bất cập tồn tại rất lâu trong việc thi giáo viên dạy giỏi; yêu cầu giảm thiểu hồ sơ, sổ sách để giáo viên tập trung vào công tác chuyên môn… Đây đều là những việc ông và các cộng sự đã nỗ lực để thực hiện lời hứa “đổi mới giáo dục vì con người” mà mình đã đưa ra từ đầu nhiệm kỳ.

Dĩ nhiên còn những lời hứa vẫn dang dở; những điều dù cố làm hết sức, nhưng kết quả chưa ưng ý và chưa được như kỳ vọng của giáo viên, phụ huynh và nhân dân. Nhất là ở một đất nước có truyền thống hiếu học như chúng ta, thì cả xã hội còn kỳ vọng rất nhiều vào Giáo dục. Chưa tốt thì muốn tốt hơn. Tốt rồi thì muốn tốt hơn nữa, đạt được rồi thì mong đạt được nhiều hơn thế nữa. Đây cũng là áp lực và thách thức với bất kỳ ai ngồi vào “ghế nóng”, trở thành tư lệnh ngành Giáo dục.

Khép lại một nhiệm kỳ, người dân đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào người kế nhiệm ông Phùng Xuân Nhạ là tân Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn. Hy vọng là bởi, ngay khi nhận nhiệm vụ, ông đã đưa ra tư tưởng tiến bộ, nhân văn khi coi "nhân bản" là triết lý và xác định giáo viên là “khâu then chốt” của tiến trình đổi mới giáo dục, để có những quyết sách, chiến lược tiếp tục đưa giáo dục chuyển biến mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc tốt đáng làm nhất là lo cho thế hệ tương lai

Đặng Chung - Minh Ánh |

Với tinh thần, truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, mỗi người dân hãy làm một điều tốt. Việc tốt nhất, đáng làm nhất là chung tay cùng ngành giáo dục, lo cho thế hệ tương lai. Đây là thông điệp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại lễ phát động chương trình “Điều ước cho em” diễn ra chiều 11.4 tại Hà Nội

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tôi sẽ làm hết sức vì ngành và phát triển ngành

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo |

Quan điểm lấy học trò là trung tâm không có nghĩa là người giáo viên đứng bên lề. Yếu tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục là đội ngũ giáo viên. Thầy giỏi mới có trò giỏi - đó là chân lý đã được đúc kết qua thực tiễn nhiều thế hệ.

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.

Điều tra công an nghĩa vụ tử vong sau 10 ngày nhập ngũ

Văn Đức |

Yên Bái - Cơ quan Công an đang điều tra vụ chiến sĩ Công an nghĩa vụ tử vong sau 10 ngày nhập ngũ.

Viettel chia điểm với Nam Định tại vòng 4 V.League 2023

HOÀNG HUÊ |

Dù tạo ra được vô số cơ hội nhưng Viettel và Nam Định đều không tận dụng thành công và phải chấp nhận tỉ số hoà 0-0 tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Không đủ phiếu tín nhiệm, nguyên Phó hiệu trưởng về làm Thanh tra Sở GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Sau khi không đủ phiếu tín nhiệm để được bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can lại nhận nhiệm vụ chuyên viên Thanh tra Sở GDĐT TPHCM.

Giờ thứ 9: Lừa chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Nhân vô thập toàn. Chúng ta cũng chỉ là những con người và chúng ta cũng có những sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn tha thứ cho người khác thì người khác cũng có thể tha thứ cho chính bạn.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 19.2 đến 1.3 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 19.2.2023 - 1.3.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc tốt đáng làm nhất là lo cho thế hệ tương lai

Đặng Chung - Minh Ánh |

Với tinh thần, truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, mỗi người dân hãy làm một điều tốt. Việc tốt nhất, đáng làm nhất là chung tay cùng ngành giáo dục, lo cho thế hệ tương lai. Đây là thông điệp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại lễ phát động chương trình “Điều ước cho em” diễn ra chiều 11.4 tại Hà Nội

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Tôi sẽ làm hết sức vì ngành và phát triển ngành

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo |

Quan điểm lấy học trò là trung tâm không có nghĩa là người giáo viên đứng bên lề. Yếu tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục là đội ngũ giáo viên. Thầy giỏi mới có trò giỏi - đó là chân lý đã được đúc kết qua thực tiễn nhiều thế hệ.

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.