Nữ sinh bức xúc phản đối vì phải mua đến 4 loại đồng phục giữa mùa dịch

Thiều Trang |

Học sinh, cựu học sinh, phụ huynh thuộc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) tỏ ra bức xúc và cho rằng, quy định về đồng phục mới đã tạo ra gánh nặng kinh tế và áp đặt học sinh.

Học sinh nữ phải mua 4 loại đồng phục khác nhau

Giữa tháng 11, trang Facebook chính thức của Trường THPT Bùi Thị Xuân đã đăng tải thông báo về quy định đồng phục mới cho học sinh năm học 2021 - 2022. Theo đó, nữ sinh khối 10 phải mua 4 loại đồng phục khác nhau: Áo dài, đồng phục váy, đồng phục quần tây và đồng phục thể dục. Các em sẽ luân phiên mặc 4 loại đồng phục theo các ngày trong tuần và thời khoá biểu.

Ảnh: NVCC
Lịch sử dụng đồng phục đối với học sinh năm học 2021-2022. Ảnh: học sinh cung cấp

Theo đó, chi phí cho hai chiếc áo trắng, váy, quần tây và nơ cài của nữ sinh là 800.000 đồng. Nam sinh chỉ phải mua 2 bộ quần tây - áo trắng và cà vạt là 770.000 đồng. Chi phí này sẽ tăng lên nếu học sinh cần mua nhiều bộ để thay đổi trong tuần. Với nữ sinh, các em còn phải thêm chi phí may áo dài.

Bảng giá đồng phục của Trường THPT Bùi Thị Xuân. Ảnh: NVCC
Bảng giá đồng phục của Trường THPT Bùi Thị Xuân. Ảnh: NVCC

Quy định đồng phục mới tạo gánh nặng kinh tế và áp đặt học sinh

Trước quy định về đồng phục mới của Trường THPT Bùi Thị Xuân, nhiều phụ huynh, học sinh, cựu học sinh đã lên tiếng phản đối về vấn đề này. Thậm chí, cựu học sinh của trường đã phát động thu thập ý kiến để làm kiến nghị gửi đến Ban giám hiệu (BGH) Trường THPT Bùi Thị Xuân.

Trả lời phóng viên Báo Lao Động, một học sinh lớp 12 Trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết: "Dịch bệnh phức tạp, nhà em có 2 anh chị, bố mẹ không thể lo kịp tiền ăn học và tiền đồng phục. Vì dịch bệnh, bố mẹ em phải chắt chiu để mua laptop, webcam, sách vở cho em. Đồng phục cũ đã chật, không còn sạch nhưng em chưa có điều kiện mua mới. Giờ nhà trường có quyết định như vậy khiến nhà em rất chật vật".

"Trong hoàn cảnh dịch bệnh, việc chi thêm phí cho đồng phục một cách không đáng khiến ba mẹ em phải chắt chiu từng đồng. Hơn nữa, là một người có thân hình khá mũm mĩm như em thì mặc váy như vậy, em sẽ rất tự ti" - một học sinh lớp 10 bày tỏ ý kiến.

Phụ huynh nhà trường cũng bức xúc đề nghị: "Yêu cầu nhà trường tham khảo quy cách thực hiện đồng phục của các trường khác trong TPHCM và trên toàn quốc, tối giản hóa đồng phục cho cả nam và nữ. Trường học là nơi để tiếp thu kiến thức và đào tạo con người, không phải là sàn diễn thời trang của nhà trường".

Nhà trường đã có sự thay đổi

Trước làn sóng phản đối dữ dội của học sinh, phụ huynh và dư luận, trao đổi với Lao Động, cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân - cho biết, việc đổi đồng phục được nhà trường dự định triển khai đã lâu và xuất phát từ mong muốn, gợi ý của nhiều nữ sinh. Vì vậy, đầu năm học 2021-2022, nhà trường quyết định bổ sung đồng phục cho nữ sinh lớp 10 là chân váy - áo sơ mi trắng.

"Thay vì mua 2 bộ đồng phục quần tây, áo sơ mi trắng, học sinh nữ lớp 10 có thể mua 2 áo sơ mi trắng, một quần tây và một chân váy để kết hợp và thay đổi. Giá chân váy nhỉnh hơn quần tây một chút nên chi phí phát sinh không đáng kể" - cô Dung nói.

Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cũng thông tin thêm, khi triển khai mua quy định mới về đồng phục, Ban Giám hiệu đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ đồng phục.

"Nhà trường luôn tôn trọng các em. Trước đây, có những học sinh vì nhiều lý do khác nhau không muốn mặc áo dài, khi phụ huynh làm đơn xin miễn, nhà trường sẽ tạo điều kiện. Và trong năm học mới, nhà trường vẫn tôn trọng các em như vậy" - cô Dung khẳng định.

Sau khi nắm bắt và tiếp thu ý kiến phản ánh của học sinh, phụ huynh, cựu học sinh, cô Vũ Thị Ngọc Dung cho hay, trường đã có thông báo rõ ràng hơn. Cụ thể, học sinh khối 11, 12 có thể dùng đồng phục của năm trước hoặc theo mẫu đồng phục mới.

Với học sinh khối 10, như thường lệ, vào các ngày lễ hay sinh hoạt dưới cờ, nam sinh mặc áo sơ mi - quần tây, có cà vạt, nữ sinh mặc áo dài trắng truyền thống.

Những ngày còn lại, học sinh mặc đồng phục áo sơ mi và quần tây. Nữ sinh có thể lựa chọn mặc áo sơ mi trắng với quần tây hoặc chân váy. Học sinh có thể lựa chọn mang giày hay dép quai hậu. Các ngày có học môn Thể dục, Giáo dục Quốc phòng, học sinh sẽ mặc đồng phục và giày thể dục.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Không tập huấn theo sách giáo khoa giúp giáo viên thoát lối mòn

Thiều Trang |

Theo nhiều giáo viên, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (chương trình GDPT) không gói gọn trong bất cứ bộ sách giáo khoa nào. Thay vào đó, có rất nhiều bộ sách là tư liệu phong phú để thầy cô có thể xây dựng một bộ sách giáo khoa cho riêng mình.

Lịch đi học của học sinh 63 tỉnh, thành trên cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật lịch đi học của học sinh 63 tỉnh thành, tính đến ngày 8.12, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Từ bộ đồng phục học sinh Cà Mau nghĩ về sự tiết kiệm thời đại dịch

Lê Thanh Phong |

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 diễn ra ngày 25.6, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GDĐT Cà Mau chỉ đạo các trường không thay đổi đồng phục học sinh nhằm giảm tải gánh nặng cho phụ huynh trước tình hình dịch COVID-19.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Không tập huấn theo sách giáo khoa giúp giáo viên thoát lối mòn

Thiều Trang |

Theo nhiều giáo viên, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (chương trình GDPT) không gói gọn trong bất cứ bộ sách giáo khoa nào. Thay vào đó, có rất nhiều bộ sách là tư liệu phong phú để thầy cô có thể xây dựng một bộ sách giáo khoa cho riêng mình.

Lịch đi học của học sinh 63 tỉnh, thành trên cả nước

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật lịch đi học của học sinh 63 tỉnh thành, tính đến ngày 8.12, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Từ bộ đồng phục học sinh Cà Mau nghĩ về sự tiết kiệm thời đại dịch

Lê Thanh Phong |

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021 diễn ra ngày 25.6, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GDĐT Cà Mau chỉ đạo các trường không thay đổi đồng phục học sinh nhằm giảm tải gánh nặng cho phụ huynh trước tình hình dịch COVID-19.