Nỗi nhọc nhằn của cô giáo cắm bản ở điểm trường "4 không"

QUANG ĐẠI |

Vào ngày Nhà giáo Việt Nam, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Tiền Phong 4,  huyện Quế Phong (Nghệ An) chỉ mong ước có một căn nhà bán trú để cô trò đỡ vất vả, khó khăn.

Điểm trường chỉ có... 3 học sinh

Lớp 2E  - Trường Tiểu học Tiền Phong 4 tại điểm trường Huồi Muồng chỉ có 11 học sinh, trong đó có 10 em con hộ nghèo, 5 em mồ côi bố. Ảnh: Quang Đại
Lớp 2E - Trường Tiểu học Tiền Phong 4 tại điểm trường Huồi Muồng chỉ có 11 học sinh, trong đó có 10 em con hộ nghèo, 5 em mồ côi bố. Ảnh: Quang Đại

Vào dịp 20.11 năm nay, chúng tôi có dịp ghé thăm Trường Tiểu học Tiền Phong 4 – một trong những trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Đến điểm trường chính vào giờ học, sân trường vắng, chỉ nghe tiếng đọc bài của học sinh vang lên trong các lớp học.

Thầy Nguyễn Phương Nam – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Tiền Phong là một xã vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm huyện 18km, toàn xã có 4 bản, 742 hộ, 2.925 nhân khẩu, 100% dân tộc Thái, đời sống của bà con còn hết sức khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo rất cao.

Em Vy Thị Hồng Linh và Vy Ngọc My -học sinh lớp 1E- trường Tiểu học Tiền Phong 4 - con hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Quang Đại
Em Vy Thị Hồng Linh và Vy Ngọc My -học sinh lớp 1E- trường Tiểu học Tiền Phong 4 - con hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Quang Đại

“Khó khăn nhất của trường là hiện vẫn còn 4 điểm trường lẻ (và 1 điểm trường chính) tại các bản Na Bón, Huồi Muồng, Xốp Sành, Na Sành. Trong đó, điểm trường Xốp Sành chỉ vỏn vẹn 3 học sinh, nhưng do nhà các em quá xa điểm trường chính, nên vẫn phải duy trì điểm trường tại đây.

Việc có quá nhiều điểm trường làm cho giáo viên hết sức khó khăn, học sinh thiệt thòi vì không được học tập trung tại điểm chính có đầy đủ trang thiết bị hiện đại” – thầy Nam nói.

Vượt qua quãng đường dài với nhiều con dốc, thầy Hiệu trưởng đưa phóng viên đến điểm trường tại bản Huồi Muồng. Tại đây có 3 lớp, 31 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Thấy khách đến, các em học sinh ngoan ngoãn đứng dậy chào. Một đặc điểm chung của học sinh ở đây là em nào cũng thấp bé, nhẹ cân, gầy gò do dinh dưỡng kém, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.

Cô Trần Thị Thanh, giáo viên dạy lớp 2E cho biết trong lớp có 11 em thì 10 em hộ nghèo, 1 em khá nhất cũng là hộ cận nghèo, 5 em bố đã mất, mẹ đi làm ăn ở với ông bà, cậu, gì. Có trường hợp em Hà Bảo Khang, bản Na Câng bố mất, mẹ sức khỏe yếu, không ai chăm, hàng ngày các cô phải chở đi học.

Em Lô Tuấn Tú, bản Huồi Muồng bố mất, mẹ đi làm ăn xa nên ở với bà ngoại, hàng ngày ăn cơm với bác, bữa đói bữa no.

Căn phòng đơn sơ dành cho các cô giáo nghỉ tạm vào buổi trưa để dạy buổi chiều. Ảnh: Quang Đại
Căn phòng đơn sơ dành cho các cô giáo nghỉ tạm vào buổi trưa để dạy buổi chiều. Ảnh: Quang Đại

Tại điểm trường này có một căn phòng nhỏ đơn sơ để các cô giáo nghỉ tạm vào buổi trưa. Cô Đặng Thị Chung (sinh năm 1990) cho biết: “Bữa trưa chị em ở tạm ở đây, có gì ăn nấy cho qua bữa, buổi chiều dạy xong về nhà”.

Nỗi niềm cô giáo cắm bản ở điểm trường " 4 không"

Con đường gian nan các cô giáo Trường Tiểu học Tiền Phong 4 phải vượt qua để đến điểm trường Na Sành. Ảnh: Quang Đại
Con đường gian nan các cô giáo Trường Tiểu học Tiền Phong 4 phải vượt qua để đến điểm trường Na Sành. Ảnh: Quang Đại
Con đường gian nan các cô giáo Trường Tiểu học Tiền Phong 4 phải vượt qua để đến điểm trường Na Sành. Ảnh: Quang Đại

Điểm trường xa nhất, khó khăn nhất của Trường Tiểu học Tiền Phong 4 đặt tại bản Na Sành, cách điểm trường chính 12km, đường đi hết sức khó khăn. Cô Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1976, giáo viên cắm bản Na Sành đã 2 năm, cho biết: Đường vào bản ôtô không thể đi được, đi xe máy cũng cực kì vất vả, phải 1 tiếng mới đến nơi. Đường đi qua 6 con suối, nhiều con dốc, khi trời mưa phải nhờ phụ huynh dìu xe qua suối, rất vất vả và nguy hiểm.

Điểm trường ở bản Na Sành cách điểm trường chính 12 km đường núi. Ảnh: Quang Đại
Điểm trường ở bản Na Sành cách điểm trường chính 12 km đường núi. Ảnh: Quang Đại

“Mỗi lần đi từ nhà đến trường là tôi mệt mỏi, rụng rời chân tay” – cô Thu Hà nói.

Điểm trường Na Sành cũng được mệnh danh là điểm trường 4 không: Không đường, không điện lưới, không sóng điện thoại, không có sóng 3G. Cơ sở vật chất ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng do xây dựng đã quá lâu.

Do đường xa và quá khó đi, 3 giáo viên cắm bản ở đây chỉ có thể về nhà vào dịp cuối tuần. Đầu tuần, các cô đến trường đưa theo gạo và thực phẩm, cố gắng chia ra sao cho đủ ăn trong tuần.

Sau giờ dạy, các cô giáo ở điểm trường Na Sành kiếm củi, lúi húi nấu ăn. Ảnh: Quang Đại
Sau giờ dạy, các cô giáo ở điểm trường Na Sành kiếm củi, lúi húi nấu ăn. Ảnh: Quang Đại

Cùng cắm bản tại đây với cô Hà có cô Quang Thị Lục (SN 1977) và cô Vi Thị Huệ (SN 1992), cùng lấy chồng về xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu), cách bản Na Sành 30km. Cả 3 giáo viên đều có hoàn cảnh khó khăn: Cô Hà chồng mất, cô Lục và cô Huệ chồng làm nông, thu nhập bấp bênh.

“Sau mỗi giờ dạy, chị em lại ra bờ suối kiếm ít củi, rau xanh, rồi về lúi húi nấu ăn. Buồn nhất là buổi tối, khi học sinh đã về hết, 3 chị em ngồi nhìn nhau, rất buồn và nhớ nhà. Ở đây mùa đông rất lạnh và mùa hè rất nóng, nhà nội trú thì dột nát” – cô Thu Hà chia sẻ.

Ba cô dù dạy ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng không được hưởng phụ cấp vùng. Nhà trường thấy khó khăn quá nên vận động giáo viên chung tay hỗ trợ cho một ít tiền xăng xe. “Mỗi người đi cắm bản 1 năm, riêng tôi đã 2 năm. Biết là vất vả nhưng vì nhiệm vụ nên ai cũng chấp nhận. Chỉ thương các em học sinh quá vất vả, thiệt thòi” – cô Vi Thị Huệ cho hay.

Học sinh ở đây đều là con hộ nghèo, nhiều em mồ côi, gia đình không có điều kiện chăm sóc đầy đủ, do đó thiếu thốn đủ thứ. “Thương trò, các cô thường mua cho quần áo, sách vở, bút. Nhưng các cô cũng nghèo nên chỉ giúp đỡ được một phần. Thương nhất là do điểm trường quá xa, không có điện nên các em không được tiếp xúc với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại” – cô Thu Hà nói.

Học sinh trường Tiểu học Tiền Phong 4 tập thể dục giữa giờ. Ảnh: Quang Đại
Học sinh trường Tiểu học Tiền Phong 4 tập thể dục giữa giờ. Ảnh: Quang Đại

Thầy Nguyễn Phương Nam – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mong muốn của nhà trường là xây dựng thành công Trường Tiểu học bán trú, có một khu nhà công vụ cho giáo viên, đặc biệt là có khu nội trú cho khoảng 80 học sinh, để các em học sinh ở tất cả các điểm trường lẻ được về học tại điểm chính, hưởng chế độ bán trú của nhà nước, được sử dụng phương tiện học tập hiện đại và ở trong môi trường giáo dục tốt hơn so với các điểm trường lẻ.

Trường Tiểu học Tiền Phong 4 có điểm chính đặt tại bản Piêng Cu – xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An. Trường có 28 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 16 lớp, 232 học sinh. Năm học 2021 - 2022, trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, có 15 giáo viên giỏi trường, 3 học sinh giỏi tỉnh, 12 học sinh giỏi huyện. Trường đã đạt kiểm định chất lượng mức 2, chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2022.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An khai giảng năm học mới

Thanh Tùng |

Ngày 18.11, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An (đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 và kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Sở GDĐT và LĐLĐ Nghệ An ký kết phối hợp hoạt động giai đoạn 2022-2026

Quỳnh Trang |

Chiều 12.11, tại TP. Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022-2026.

Nghệ An: Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An khẳng định tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên, ai vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An khai giảng năm học mới

Thanh Tùng |

Ngày 18.11, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An (đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 và kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Sở GDĐT và LĐLĐ Nghệ An ký kết phối hợp hoạt động giai đoạn 2022-2026

Quỳnh Trang |

Chiều 12.11, tại TP. Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022-2026.

Nghệ An: Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An khẳng định tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên, ai vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.