Những trải nghiệm “nhớ đời” của giáo viên từng dạy trẻ tự kỷ

Đặng Chung |

Giữa giờ học trẻ có thể hét lên, đập đầu vào tường đến chảy máu hay lao vào cắn bạn, tát cô… Đây là những trải nhiệm “không thể quên” của những giáo viên từng chăm sóc và dạy dỗ trẻ tự kỷ.

Bị học sinh tát đến ù tai

Câu chuyện cô giáo dùng dây cột đứa trẻ 4 tuổi vào cửa sổ ở Trực Ninh, Nam Định làm tôi nhớ đến trải nghiệm của mình vào 8 năm về trước. Khi đó tôi đang làm thêm tại một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) với công việc là chăm sóc trẻ ăn bán trú và hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý, dạy dỗ học sinh.

Hằng ngày làm đủ thứ việc không tên, từ phân chia đồ ăn, bảo ban bọn trẻ ăn cho hết suất, dọn vệ sinh phòng học, dỗ trẻ ngủ trưa, dạy trẻ học bài… Nhưng đó chưa phải là tất cả. Lớp mà tôi phụ trách có một học sinh bị rối loạn phổ tự kỷ.

Cả tôi và cô chủ nhiệm của lớp đều không được đào tạo và có kỹ năng chăm sóc trẻ bị rối loạn cảm xúc, nhưng bắt buộc phải làm quen với việc trong lớp học của mình có một học sinh đặc biệt và luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng biến với những tình huống mà em tạo ra.

Có lần vào giờ học sinh ngủ trưa, trong khi các bạn đang say giấc, em bật dậy la hét. Thế là cả lớp cũng bật dậy, có trẻ vì giật mình, có em sợ hãi khóc nức nở. Nghe tiếng ồn ào, giám thị của trường đến kiểm tra và nhắc nhở giáo viên rồi rời đi. Chẳng biết giải thích thế nào, cô trò cùng khóc.

Lần khác, cô trò đang ngồi cùng nhau trong giờ học, đột nhiên em tát mạnh vào mặt tôi, ù hết bên tai. Vì quá bất ngờ và đau, tôi đã khóc luôn tại chỗ…

Đó chỉ là một vài tình huống mà giáo viên có thể gặp phải khi trong lớp có trẻ đặc biệt.

 
Vụ bé trai 4 tuổi bị cột vào cửa sổ gây tranh cãi trong dư luận những ngày qua.

Cần sự sẻ chia của xã hội

Với cô Đoàn Thị Nhật Phương (công tác tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), nhiều năm trôi qua nhưng cô chưa thể quên được tai nạn mà mình gặp phải khi dạy học sinh đặc biệt. Sự việc đã khiến cô rơi nhiều nước mắt.

“Có một lần trong giờ ngủ trưa của trẻ bán trú, một trẻ tự kỷ không ngủ mà đi qua đi lại trong phòng. Lúc này một trẻ bị down đã lấy thanh phách của thầy giáo dạy nhạc để trên bàn đánh vào tay và đùi của trẻ tự kỷ.

Lúc đó tôi đang ăn trưa dưới nhà ăn. Đến chiều, tôi trả cháu cho phụ huynh mà hoàn toàn không hay biết về sự việc đã xảy ra lúc trưa. Khi về, phụ huynh thấy cháu có vết bầm trên tay và trên đùi, nên đã chụp hình và đăng lên mạng xã hội với nội dung giáo viên chúng tôi đã bạo hành trẻ, giáo viên chúng tôi không có lương tâm.

Rất nhiều người không hiểu sự việc cũng dùng những lời lẽ cay nghiệt để chửi bới tôi.

Khi biết sự việc tôi đã hoảng loạn và  sợ hãi. Sợ mọi người sẽ nghĩ mình là người đánh trẻ. Sợ nó sẽ để lại vết nhơ trong sự nghiệp, mọi tâm huyết của mình sẽ trở về con số không. Tôi chỉ biết khóc”- cô Phương nhớ lại.

May mắn sau này cô được “giải oan”, nhưng cô Phương cũng rút ra cho mình nhiều bài học nhớ đời: Bất cứ giờ học, giờ ra chơi, ăn, ngủ... thì trẻ cũng phải luôn trong tầm mắt của mình.

 
Cô giáo dạy trẻ đặc biệt cần sự kiên trì và tình yêu thương. Ảnh: Ngọc Trang.

Theo cô Đinh Thị Phú Hiền (Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Mồ côi - Tàn tật TP. Việt Trì, Phú Thọ) – người có 18 năm dạy học sinh khuyết tật, ngoài tình yêu đủ lớn và sự kiên nhẫn, thầy cô dạy trẻ khuyết tật, hay lớp học có trẻ hòa nhập cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để ứng xử trong những tình huống đặc biệt mà trẻ tạo ra.

Bởi nếu chỉ chăm sóc vài chục đứa trẻ bình thường cũng đã rất vất vả, chưa nói đến việc phải trông thêm trẻ tăng động, không kiểm soát được hành vi của mình.

Vì lẽ đó cô rất cảm thông với hai cô giáo ở Nam Định trong vụ việc bé trai 4 tuổi bị cột vào cửa sổ và mong xã hội cũng có cái nhìn chia sẻ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.