Những thầy, cô ngược núi, bám bản trên rẻo cao Tây Bắc

Nguyễn Tùng - Bảo Nguyên |

Giáo viên vùng cao tâm sự, mặc dù không được bằng các bạn cùng học sư phạm khi ra trường nhận công tác tại thành phố, tuy nhiên, ở nơi biên viễn đầy gian khó họ lại có những niềm vui mới khi giúp trẻ em dân tộc thiểu số biết đến con chữ…

Để thoát nghèo cần học chữ

Phá bỏ định kiến “con gái học hành cũng chẳng để làm gì”, Ly Thó Trụ - người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai không quản ngại xa xôi, khó khăn quyết tâm đi học sư phạm rồi quay về quê hương làm cô giáo. Khi ấy, Trụ là một trong hai giáo viên người Hà Nhì đầu tiên của đại ngàn Y Tý.

Y Tý là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người H'Mông, Dao và Hà Nhì chiếm chủ yếu. Năm đầu nhận nhiệm vụ tại trường học, Trụ nhận thấy việc thuyết phục các gia đình cho con cái được đi học đầy đủ vẫn là bài toán vô cùng nan giải với giáo viên vùng cao.

Tuy vậy, với lợi thế là người bản địa, thông thạo nhiều thứ tiếng của các dân tộc địa phương, lại thấu hiểu suy nghĩ, tâm tư của đồng bào mình hơn ai hết, Trụ nỗ lực tới từng nhà trò chuyện, thuyết phục bà con và chính học sinh của mình.

“Tôi đến từng nhà, một lần không được thì 2-3 lần”, cô giáo người dân tộc Hà Nhì vui vẻ kể chuyện.

Tương tự, cô gái trẻ dân tộc Tày - Nông Thị Thắm ở xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, quyết định thi tuyển lên vùng cao Trạm Tấu “gieo chữ” và được bố trí công tác tại Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Khấu Ly, xã Bản Mù.

Cô Thắm chia sẻ, dù đã biết trước khó khăn, nhưng cũng không lường hết được sự vất vả thực tế của bà con và học sinh nơi đây, khi nhiều em đến lớp trong tình trạng “3 thiếu” (thiếu đồ dùng học tập, thiếu quần áo ấm, thiếu sự quan tâm của bố mẹ).

Theo cô Thắm, sau 12 năm gắn bó, điều cô cũng như các đồng nghiệp cảm thấy hạnh phúc nhất là ý thức, nhận thức của học sinh, phụ huynh đã thay đổi rất nhiều; cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được điều kiện dạy và học.

Ban ngày dạy trẻ, đêm dạy người già

Còn tại Hà Giang, đã nhiều năm nay, cô giáo Trịnh Thị Liên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thượng Sơn (Vị Xuyên) dù ở cương vị quản lý nhưng vẫn trực tiếp tham gia giảng dạy những lớp học đặc biệt, lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc trên địa bàn. Ban ngày thì cầm tay nắn nót từng nét chữ cho con trẻ, tối lại cùng người già ê a đánh vần bảng chữ cái.

"Mệt chứ nhưng mình thấy việc làm này có ý nghĩa. Học viên thì không ai khác chính là bố mẹ, là ông bà của các học sinh mình dạy ban ngày" - cô Liên chia sẻ.

Đa phần đồng bào chưa thể nhận biết mặt chữ nên cần sự kiên trì, giáo án cũng phải phù hợp chứ không thể theo chương trình sách giáo khoa.

Cô Liên cho biết: "Khối lượng kiến thức cũng vừa phải để đồng bào tiếp nhận được, mục đích chính của việc học cũng là để người dân có thể viết, đọc được".

Từ năm 2022 đến nay, huyện Vị Xuyên đã mở được 9 lớp với trên 200 học viên tham gia chủ yếu là bà con dân tộc H'Mông, Dao và Cờ Lao.

Cách đó hơn 200km, ở huyện vùng cao núi đá Mèo Vạc, những lớp học xóa mù chữ cho đồng bào vẫn sáng đèn.

Cô giáo Lương Thị Xoan, giáo viên Trường Tiểu học Lũng Chinh và cũng kiêm chủ nhiệm lớp xóa mù chữ thôn Mèo Vống, công việc này cô đã làm từ gần 5 năm qua. Tuy vậy, để mở được 1 lớp học thế này không hề đơn giản.

Cô Xoan nói và chia sẻ, nhiều "học trò" 50, 60 tuổi của cô từ mù chữ nay đã có thể tự xem, đọc được giấy mời họp của xã, của thôn.

Nguyễn Tùng - Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Thầy cô giáo miền núi lương “ba cọc” vẫn tha thiết bám bản, dạy chữ

THÙY TRANG - MAI HƯƠNG |

Thầy cô giáo ở điểm trường Ông Bình, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam – một trong những điểm trường chưa có điện lưới, không có internet, sóng điện thoại chập chờn đều đang là giáo viên hợp đồng. Mức lương trên trên dưới 4 triệu đồng nhưng họ vẫn tha thiết bám bản làng, điểm trường

Công đoàn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động vượt khó

Thành Nhân |

Trải qua 4 lần sóng dịch COVID-19, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang đã đồng hành cùng đoàn viên, người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn. Những phần quà, nhu yếu phẩm thiết yếu của Công đoàn đã san sẻ, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ trong lúc khó khăn nhất.

Huấn luyện viên tuyển Iraq đánh giá tốt về cầu thủ trẻ tuyển Việt Nam

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Jesus Casas của tuyển Iraq đánh giá cao màn trình diễn của các cầu thủ tuyển Việt Nam, đặc biệt là những cầu thủ trẻ.

Tuyển Thái Lan thắng Singapore trên sân khách

Thanh Vũ |

Chiến thắng 3-1 trước tuyển Singapore giúp tuyển Thái Lan trút đi nhiều áp lực và tạm vươn lên vị trí thứ 2 bảng C vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á.

Điều tra vụ 3 người tử vong nghi do bị phóng hỏa

Anh Tú |

TPHCM - Đến tối 21.11, công an Quận 8 (TPHCM) vẫn đang điều tra vụ phóng hỏa xảy ra trên địa bàn phường 15, Quận 8 khiến 3 người tử vong.

Hiệu trưởng ỉm hơn 600 triệu đồng phụ cấp của giáo viên tỉnh Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Suốt 7 năm, khoảng 20 giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh không được hưởng số tiền phụ cấp theo quy định. Số tiền sau đó được xác định là do Hiệu trưởng đã dùng vào việc chung.

Xóa tư cách chức vụ 2 nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đối với ông Đặng Huy Hậu và xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối với bà Vũ Thị Thu Thủy.

Tương quan mới về tỉ lệ tín nhiệm ông Biden và ông Trump

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Donald Trump vẫn vượt đương kim Tổng thống Joe Biden về tỉ lệ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò mới nhất.

Thầy cô giáo miền núi lương “ba cọc” vẫn tha thiết bám bản, dạy chữ

THÙY TRANG - MAI HƯƠNG |

Thầy cô giáo ở điểm trường Ông Bình, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam – một trong những điểm trường chưa có điện lưới, không có internet, sóng điện thoại chập chờn đều đang là giáo viên hợp đồng. Mức lương trên trên dưới 4 triệu đồng nhưng họ vẫn tha thiết bám bản làng, điểm trường