Nhìn bốn bề rừng núi nhưng chưa một lần tôi có ý định bỏ nghề

Trà My |

Để theo nghề "gõ đầu trẻ", cô giáo Vương Ngọc Hiệp - giáo viên Trường Tiểu học xã Lâm Ca (huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) đã từ miền xuôi lên vùng cao dạy học.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo tại xã An Châu (nay là thị trấn An Châu), huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cô Hiệp cho biết, xuất thân trong gia đình thiếu vắng tình thương của bố, một mình mẹ vất vả nuôi ăn học. Đó là lí do cô Hiệp tự nhủ phải luôn cố gắng phấn đấu.

"Xuất thân trong gian khó, mang theo niềm hy vọng và tự hào của mẹ, tôi tự mình đặt ra quyết tâm lớn là cố gắng học thật tốt để trở thành cô giáo, giúp đỡ, dạy dỗ các em học sinh" - cô Hiệp chia sẻ.

Tốt nghiệp bằng Cao đẳng năm 2016, cô Hiệp nộp hồ sơ thi viên chức và trúng tuyển vào Trường PTDTBT Tiểu học I xã Bính Xá, huyện Đình Lập (Lạng Sơn).

"Đây là ngôi trường biên giới của huyện Đình Lập - nơi có đa số học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao.

Rời xa quê hương và mẹ đến công tác tại ngôi trường cách nhà 70km. Kể từ đây, hành trình gieo con chữ đầy gian khó của tôi bắt đầu. Những ngày đầu khi giảng dạy ở nơi đây, tôi thật sự bỡ ngỡ, mọi thứ đều mới lạ, tôi đã gặp không ít khó khăn, không chỉ là sự thiếu thốn cơ sở vật chất mà là phong tục tập quán, là sự bất đồng ngôn ngữ.

Nhìn khắp bốn bề toàn rừng, mây, núi, những con đường đất trơn trượt, nhìn những em học sinh với thân hình nhỏ bé, làn da đen sạm, nhiều khi tôi cảm thấy nản lòng" - cô Hiệp nghẹn ngào.

Nhưng nhờ sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp, những phút nản lòng đó cũng qua nhanh.

"Tôi dần bắt nhịp được với công việc giảng dạy của mình. Mỗi lần đứng trên bục giảng là mỗi lần tôi thấy yêu công việc của mình nhiều hơn; được giảng dạy cho học trò miền biên giới cũng là niềm vui, niềm tự hào của bản thân.

Là giáo viên ở xa nên ngủ tại trường, nhiều khi trời mưa các em phải đến trường từ Chủ nhật để kịp học thứ Hai, tôi giúp các em nấu cơm, đun nước tắm, hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân. Chính những điều đó lại càng giúp tôi có động lực hơn để giảng dạy, công tác xa nhà" - cô Hiệp chia sẻ.

Những thân hình nhỏ bé, những gương mặt ngây ngô là động lực để cô Hiệp đến trường mỗi ngày. Ảnh: NVCC
Những thân hình nhỏ bé, những gương mặt ngây ngô là động lực để cô Hiệp đến trường mỗi ngày. Ảnh: NVCC

Sau hơn 6 năm công tác tại mái trường vùng biên giới, năm 2022, cô Hiệp được tạo điều kiện về công tác tại trường Tiểu học xã Lâm Ca - là một ngôi trường thuộc xã vùng III của huyện Đình Lập.

"Ở đây, phần đa là học sinh dân tộc thiểu số, đường đi lại khó khăn, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, thiếu lớp học, không có nhà công vụ cho giáo viên nên hằng ngày tôi phải đi 30km để tới trường giảng dạy. Mặc dù khó khăn vất vả nhưng nhìn những đôi chân lấm lem vì đi bộ đường đất đến trường, những gương mặt ngây thơ, non nớt không quản ngại khó khăn ngày 2 buổi đến trường của các em, tôi lại quên hết mệt mỏi tiếp tục hành trình gieo chữ của mình" - cô Hiệp kể lại.

Khi đến công tác tại vùng miền núi mong muốn lớn nhất của cô Hiệp là được giúp các em thêm kiến thức để thoát khỏi đói nghèo, mang đến cho các em thêm nhiều tri thức mới đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng với nhu cầu hiện đại, phát triển của xã hội.

Sống không lùi bước, không đầu hàng trước khó khăn như là châm ngôn sống để cô Hiệp ngày càng muốn gắn bó mong muốn được đồng hành cùng các học trò nhỏ để giúp các em tiến bộ, phát triển hơn.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

200 giáo viên được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố danh sách 200 giáo viên tiêu biểu được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT năm học 2022 - 2023.

Mong chờ ngày lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương

Thanh Hằng |

Hàng triệu giáo viên bày tỏ sự vui mừng, hân hoan và đặt nhiều niềm tin, kỳ vọng vào việc cải cách tiền lương từ năm 2024. Điều này sẽ góp phần giải quyết được bài toán thu nhập, hạn chế tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp hay bỏ nghề.

Ngành giáo dục Nghệ An có thêm 678 giáo viên giỏi tỉnh cấp THPT

QUANG ĐẠI |

Kết thúc Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT năm 2023, ngành giáo dục Nghệ An công nhận 687 cá nhân đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi.

Vụ án Vạn Thịnh Phát có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ

Cường Ngô - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay, số lượng tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Vụ này có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ.

Nguyên nhân sạt lở ở Cần Thơ ngày càng gia tăng

Tạ Quang |

Cần Thơ – Ông Nguyễn Quí Ninh – Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ – cho biết, nguyên nhân tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn.

Địa phương đầu tiên chốt lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2024

Vân Trang |

Tỉnh Hưng Yên đã công bố lịch, phương án thi lớp 10 năm 2024.

Hoàn thiện chế độ tiền lương, phòng chống tham nhũng mới hiệu quả

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm. Đại biểu cho rằng cần hoàn thiện chế độ tiền lương để cán bộ công chức sống được bằng lương, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Có nên tiêu huỷ 4 cá thể chuột túi ngoại lai được phát hiện ở Cao Bằng

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Theo các chuyên gia, đối với 4 cá thể chuột túi được phát hiện ở Cao Bằng, các cơ quan chức năng phải đánh giá các yếu tố thú y, dịch tễ của những cá thể này để có biện pháp xử lý phù hợp.

200 giáo viên được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố danh sách 200 giáo viên tiêu biểu được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT năm học 2022 - 2023.

Mong chờ ngày lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương

Thanh Hằng |

Hàng triệu giáo viên bày tỏ sự vui mừng, hân hoan và đặt nhiều niềm tin, kỳ vọng vào việc cải cách tiền lương từ năm 2024. Điều này sẽ góp phần giải quyết được bài toán thu nhập, hạn chế tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp hay bỏ nghề.

Ngành giáo dục Nghệ An có thêm 678 giáo viên giỏi tỉnh cấp THPT

QUANG ĐẠI |

Kết thúc Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT năm 2023, ngành giáo dục Nghệ An công nhận 687 cá nhân đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi.