Nhiều trường đại học đề nghị trở thành đại học trọng điểm quốc gia

Vân Trang |

Nhiều cơ sở giáo dục đại học cho rằng trường mình xứng đáng được đưa vào quy hoạch, trở thành đại học quốc gia, đại học trọng điểm quốc gia.

Cả nước sẽ có 5 đại học quốc gia, 20 đại học trọng điểm quốc gia

Ngày 30.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến góp ý dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT cho biết, theo dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, đến năm 2030, toàn quốc có khoảng 250 cơ sở giáo dục đại học và 50 phân hiệu thuộc 200 cơ sở đầu mối, định hướng phân bố theo các vùng.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT. Ảnh: Ban tổ chức
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT. Ảnh: Ban tổ chức

Trong đó, khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 đại học quốc gia, 5 đại học vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia.

Ngoài các đại học quốc gia, đại học vùng, bản dự thảo của Bộ GDĐT cũng đưa ra danh mục quy hoạch 18 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia đến 2020.

Cần bộ tiêu chí để quy hoạch cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia

Tại buổi toạ đàm, nhiều ý kiến, thảo luận sôi nổi của đại diện các cơ sở giáo dục đại học, đề nghị được trở thành đại học trọng điểm quốc gia với nhiều lí lẽ riêng.

Bà Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương - bày tỏ mong muốn việc lựa chọn, đầu tư trường trọng điểm cần đảm bảo được nguyên tắc không tạo nên sự bất bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học và căn cứ vào chất lượng đầu ra, khả năng huy động nguồn lực của cơ sở.

Bên cạnh đó, bà Hương cho rằng, thay vì Bộ GDĐT liệt kê các trường vào quy hoạch trọng điểm, cần đưa ra các điều kiện cụ thể để có thể trở thành trường trọng điểm và có cơ chế linh hoạt trong lựa chọn.

"Chúng tôi mong muốn có một cơ chế công bằng để các trường đại học có thể có cơ hội và kể cả không nằm trong danh sách các trường trọng điểm nhưng cũng không bị mất đi lợi thế cạnh tranh” - bà Hương nói.

Ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyê,n đề nghị đưa Đại học Thái Nguyên trở thành đại học quốc gia, đại học trọng điểm quốc gia trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông Vân đưa ra đề xuất trên dựa vào căn cứ: Đại học Thái Nguyên là đại học vùng được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Đến nay, Đại học Thái Nguyên đã có 7/7 trường đại học thành viên đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục đại học chu kỳ II, 13 chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GDĐT và 15 chương trình được công nhận đạt chuẩn chất lượng của AUN-QA. Ngoài ra, có 14 chương trình đào tạo đại học, 04 chương trình đào tạo thạc sĩ đã được đánh giá chờ công nhận (VNU-CEA).

GS.TS Nguyễn Hải Nam, Hiệu trưởng Trường Đại Dược Hà Nội cho rằng, cần có chương trình quốc gia các trường đại học trọng điểm, khi đó sẽ được bố trí nguồn ngân sách, điều này rất quan trọng vì các trường này sẽ dẫn dắt trường đại học khác, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.

GS Nam nhìn nhận, ngành Dược là ngành rất quan trọng đối với xã hội, toàn quốc hiện chỉ có 1 trường đại học dược, do đó, “trong danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia, nên bổ sung Trường Đại học Dược Hà Nội”.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đinh Công Tuấn đề xuất việc lựa chọn xác định các cơ sở đào tạo trọng điểm về văn hóa theo tiêu chí sau: Chọn cơ sở đào tạo văn hóa thành trường trọng điểm phải theo đa ngành, phải có tiêu chí về tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, kiểm định, chất lượng đào tạo, năng lực và xu hướng phát triển của nhà trường…

Nói về việc đưa các trường vào danh sách trọng điểm, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ cũng muốn nhưng nguồn lực đầu tư của Nhà nước có hạn.

Dự thảo hiện nay có 30 cơ sở giáo dục đầu mối, không thể đưa tất cả vào; mà tập trung những ngành học then chốt để tăng trưởng kinh tế.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn. Ảnh: Ban tổ chức
Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn. Ảnh: Ban tổ chức

Dự kiến, tuần tới Bộ GDĐT sẽ lấy ý kiến các bộ, ngành, nhưng mỗi lĩnh vực cũng chỉ xác định 1 - 2 cơ sở đào tạo. Nếu đưa vào nhiều sẽ không còn là trọng điểm.

Bộ GDĐT sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy hoạch này làm sao chặt chẽ mục đích, mục tiêu của các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, làm rõ hơn các tiêu chuẩn, tiêu chí. Quy hoạch trọng điểm không phải là cái để công nhận mà xác định trọng điểm để đầu tư.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Thông tin về bằng tốt nghiệp sinh viên cần phải biết

TRÀ MY |

Kết thúc chương trình bậc đại học, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, bằng tốt nghiệp đại học có rất nhiều loại, cần phân biệt rõ để hiểu ngành nghề mình đang học cũng như loại bằng sẽ sở hữu khi ra trường.

Điểm mới trong kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2024

Vân Trang |

Nhiều tỉnh thành đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 với nhiều điểm mới nổi bật.

Sinh viên đại học đi làm sớm nhận lương đến 20 triệu/tháng

Nhóm PV |

Nhiều sinh viên vừa đi học, vừa đi làm để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng thực tế. Có những em, ngay từ khi còn đi học, đã có mức lương từ 15-20 triệu/tháng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Thông tin về bằng tốt nghiệp sinh viên cần phải biết

TRÀ MY |

Kết thúc chương trình bậc đại học, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, bằng tốt nghiệp đại học có rất nhiều loại, cần phân biệt rõ để hiểu ngành nghề mình đang học cũng như loại bằng sẽ sở hữu khi ra trường.

Điểm mới trong kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2024

Vân Trang |

Nhiều tỉnh thành đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2024 với nhiều điểm mới nổi bật.

Sinh viên đại học đi làm sớm nhận lương đến 20 triệu/tháng

Nhóm PV |

Nhiều sinh viên vừa đi học, vừa đi làm để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng thực tế. Có những em, ngay từ khi còn đi học, đã có mức lương từ 15-20 triệu/tháng.