Nhiều phụ huynh mong giáo viên dùng kỉ luật nghiêm khắc với học sinh

Phan Liên |

Phụ huynh hoàn toàn ủng hộ việc giáo viên dùng các hình thức kỷ luật nghiêm khắc để răn đe học sinh, ngoại trừ việc sử dụng đòn roi, bạo lực.

Nói về việc nhiều em học sinh “không mấy hợp tác” với giáo viên, ham chơi, không làm bài tập về nhà gây khó khăn, áp lực trong quá trình giảng dạy của giáo viên, nhiều phụ huynh học sinh cho biết, họ luôn sẵn sàng hợp tác với thầy cô, nhà trường trong việc dạy dỗ, giáo dục để con nên người.

“Con mình mà nhiều khi mình còn không dạy nổi và chỉ muốn quát, đánh. Đấy là ở nhà chỉ có một cháu. Cô giáo lên lớp, cùng lúc phải quản 40 - 50 cháu thì quả thực không tránh khỏi những lúc phải to tiếng, nghiêm khắc. Vậy nên tôi thấu hiểu sự vất vả của các cô giáo trong quá trình dạy bảo các con” - chị Đào Thị Hảo (Vĩnh Phúc), bày tỏ sự thông cảm với những áp lực của giáo viên trong quá trình dạy dỗ học trò. 

Bên cạnh đó, chị Hảo cho rằng ở giai đoạn xã hội thay đổi rất nhiều này, hình thức dọa, đánh không còn làm cho các con sợ hay nghe theo. Nhiều học sinh bị người lớn đánh đôi khi còn trở nên ngang bướng, khó dạy bảo hơn. Thay vì dùng đòn roi, thầy cô hoàn toàn có thể phạt các con bằng cách yêu cầu dọn vệ sinh, chép phạt,...

Đồng tình với quan điểm trên, chị Hồ Như Hạnh (Hà Nội) nói rằng:

"Người xưa quan niệm "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Cá nhân tôi cho rằng, quan niệm này không còn đúng ở thời điểm hiện tại. Hiện nay có rất nhiều cách để giáo dục các con hiệu quả thay vì sử dụng đòn roi gây phản cảm và ảnh hưởng đến tâm lí trẻ nhỏ. Các con đã quá thiệt thòi khi 3 năm vừa qua ít được đến trường do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19".

Ủng hộ, khuyến khích giáo viên nghiêm khắc với trẻ, nhưng theo những hình thức tích cực thay vì đánh đập, đòn roi cũng là quan điểm của chị Phan Thị Liên (Hà Nội).

“Các con bây giờ có cá tính khá mạnh mẽ nên khó cho cả bố mẹ và các thầy cô giáo trong quá trình dạy dỗ. Chúng tôi cũng mong rằng gửi con đến cơ sở giáo dục để con được thầy cô dạy bảo tốt nhất, giúp các cháu hoàn thiện cả về tính cách lẫn kiến thức” - chị Liên bày tỏ.

Chị Liên hi vọng các cô giáo cũng có thể nói chuyện, tâm sự nhẹ nhàng với các em học sinh nhiều hơn. Việc tạo sự gắn kết với các em học sinh khiến cho các em yêu quý thầy cô hơn, dễ dàng đưa học sinh vào nề nếp giảng dạy của giáo viên.

Không chỉ về phía phụ huynh, bản thân các em học sinh khi đến trường cũng luôn mong nhận được sự chia sẻ, thấu hiểu từ các thầy cô thay vì phải chịu những hình phạt răn đe nghiêm khắc, đòn roi,...

Dưới góc nhìn của 1 học sinh, em Mai Thùy Linh (Thái Nguyên) cho rằng, khi 1 bạn có thái độ học tập hay rèn luyện chưa tốt, thầy cô hoàn toàn có thể đề xuất cho bạn đấy tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể, hay thậm chí làm ban cán sự lớp để biết và có trách nhiệm hơn với tập thể lớp.

“Em nghĩ rằng việc thầy cô quát mắng hay sử dụng đòn roi không có nhiều tác dụng, thậm chí còn khiến các bạn chống đối nhiều hơn. Chúng em luôn mong được các thầy cô chia sẻ nhẹ nhàng, tâm sự nhiều hơn là quát mắng" - Thùy  Linh chia sẻ.

Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên phải chịu nhiều lời cay nghiệt khi lỡ tay đánh, phạt học sinh

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với nhiều năm công tác trong nghề, thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa đã có trải lòng về những áp lực mà nhà giáo phải đối mặt hiện nay. Báo Lao Động xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy Nguyễn Văn Lực.

Giải pháp nào giúp giáo viên vượt qua áp lực?

Tường Vân - Trà My |

Từ xưa giáo viên đã được coi là “nghề cao quý”. Bởi đã được mang danh này nên giáo viên cũng chịu không ít áp lực. Áp lực đến từ nhà trường, những công việc chuyên môn hằng ngày. Áp lực đến từ phụ huynh, học sinh và toàn xã hội,… Áp lực luôn hiện hữu nhưng mỗi thầy cô đều luôn có cách riêng vượt qua, khắc phục khó khăn để tìm thấy niềm vui mỗi ngày đến trường.

Giáo viên có năng lực sẽ không lo đói nghèo

TRÀ MY |

Nhiều giáo viên cho biết, nguồn thu đến từ việc dạy thêm mỗi tháng của họ có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với mức lương hệ số. 

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo viên phải chịu nhiều lời cay nghiệt khi lỡ tay đánh, phạt học sinh

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với nhiều năm công tác trong nghề, thầy Nguyễn Văn Lực, giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa đã có trải lòng về những áp lực mà nhà giáo phải đối mặt hiện nay. Báo Lao Động xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết của thầy Nguyễn Văn Lực.

Giải pháp nào giúp giáo viên vượt qua áp lực?

Tường Vân - Trà My |

Từ xưa giáo viên đã được coi là “nghề cao quý”. Bởi đã được mang danh này nên giáo viên cũng chịu không ít áp lực. Áp lực đến từ nhà trường, những công việc chuyên môn hằng ngày. Áp lực đến từ phụ huynh, học sinh và toàn xã hội,… Áp lực luôn hiện hữu nhưng mỗi thầy cô đều luôn có cách riêng vượt qua, khắc phục khó khăn để tìm thấy niềm vui mỗi ngày đến trường.

Giáo viên có năng lực sẽ không lo đói nghèo

TRÀ MY |

Nhiều giáo viên cho biết, nguồn thu đến từ việc dạy thêm mỗi tháng của họ có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với mức lương hệ số.