Nhiều giấy phép “con” đang “khoá cửa” đầu tư cho giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Quy định đăng kí kinh doanh bất cập giữa cơ sở đầu tư mới và cơ sở đã hoạt động, cơ sở trong nước và cơ sở có yếu tố đầu tư nước ngoài... dẫn đến “khoá cửa” thị trường đầu tư cho giáo dục, TS Lê Trường Tùng nhận định.

Không dạy vẫn phải trả tiền

Tại Hội thảo về cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực GDĐT do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cùng Bộ GDĐT phối hợp tổ chức ngày 15.5, Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT Lê Trường Tùng đề xuất cắt bỏ thêm điều kiện phải có đầy đủ hồ sơ của giáo viên khi xin cấp phép thành lập.

Bởi tại giai đoạn cấp phép thành lập, nhà đầu tư chưa hoạt động thì không thể có đủ danh sách giáo viên với giấy phép lao động, hợp đồng lao động đã kí vì chưa biết khi nào mới được cấp giấy phép. Nhà trường vẫn phải kí hợp đồng với giảng viên có trả lương, đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến rất phung phí...

TS Lê Trường Tùng thẳng thắn bày tỏ muốn đưa nhà trường vào hoạt động phải cần rất nhiều thủ tục kèm với vô số biểu mẫu cần phải thực hiện khác.

“Muốn dạy gì thì cần thủ tục mở ngành, dự kiến dạy bao nhiêu sinh viên thì thủ tục xác định chỉ tiêu tuyển sinh, dạy sinh viên nào thì thủ tục đối tượng tuyển sinh, dạy như thế nào thì có thủ tục liên quan tới phương thức đào tạo, thậm chí cấp bằng cũng cần thủ tục riêng…

Toàn bộ trong quá trình hoạt động có rất nhiều giấy phép “con” ngoài  việc xin phép hoạt động. Như vậy, có giấy phép hoạt động nhưng cũng chưa thể hoạt động”, ông Tùng nói.

Bất bình đẳng trong kinh doanh

Ông Tùng cũng chỉ ra bất cập khi quy định vốn đầu tư để mở cơ sở giáo dục trong nước mới ít nhất phải có 1.000 tỉ đồng mà không áp dụng với trường đang hoạt động như vậy là rào cản cản trở không cho đối tác mới tham gia thị trường, đối tác cũ lại không đầu tư do không yêu cầu dẫn đến “khoá cửa” thị trường đầu tư cho giáo dục.

Bên cạnh đó, những vấn đề ưu đãi mở cửa cho nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài thuận lợi hơn dẫn đến bất bình đẳng trong chính sách. Ví như, vốn đầu tư cho cơ sở có yếu tố nước ngoài chỉ quy định tối thiểu 300 tỉ đồng trong khi cơ sở trong nước cần tối thiểu 1000 tỉ đồng. Hay trường tư thục có yếu tố nước ngoài được tự chủ trong vấn đề tổ chức nhân sự.

Từ những bất cập trên, ông Tùng đề xuất cần xây dựng theo hướng giao tự chủ cho các tổ chức giáo dục hoạt động trên cơ sở hành lang pháp lí hợp lí, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm. Chuyển sang hậu kiểm tức là các cơ sở giáo dục sau khi có quyết định thành lập có thể tự chủ chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện thì công bố hoạt động và tất cả các tiêu chí đã quy định rõ. Sau đó, cơ quan nhà nước sẽ đi kiểm tra, như vậy thực chất hơn rất nhiều và đơn giản thủ tục hành chính, giảm chi phí cho xã hội.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa gần 52% điều kiện kinh doanh giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 110 điều kiện kinh doanh, chiếm gần 52%.

Hà Nội tràn lan cơ sở giáo dục “chui”: Dễ dàng cấp phép, lỏng lẻo trong quản lí

HUYÊN NGUYỄN |

Không có phép vẫn hoạt động là thực trạng không phải chỉ xảy ra trong “bóng tối” mà được công khai tại nhiều cơ sở giáo dục tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Trường Nguyễn Khuyến bị tố như “trại lính”: Mặt trái của kinh doanh giáo dục

QUANG ĐẠI |

Chọn phương án tuyển sinh khắt khe, rồi thiết lập “kỷ luật sắt” để học sinh đạt thành tích cao trong học tập, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu để tuyển sinh, đó là cách làm của Trường tư thục Nguyễn Khuyến (TP HCM).

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa gần 52% điều kiện kinh doanh giáo dục

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 110 điều kiện kinh doanh, chiếm gần 52%.

Hà Nội tràn lan cơ sở giáo dục “chui”: Dễ dàng cấp phép, lỏng lẻo trong quản lí

HUYÊN NGUYỄN |

Không có phép vẫn hoạt động là thực trạng không phải chỉ xảy ra trong “bóng tối” mà được công khai tại nhiều cơ sở giáo dục tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Trường Nguyễn Khuyến bị tố như “trại lính”: Mặt trái của kinh doanh giáo dục

QUANG ĐẠI |

Chọn phương án tuyển sinh khắt khe, rồi thiết lập “kỷ luật sắt” để học sinh đạt thành tích cao trong học tập, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu để tuyển sinh, đó là cách làm của Trường tư thục Nguyễn Khuyến (TP HCM).