Nhiều địa phương triển khai chương trình Sữa học đường cho năm học mới

HUYÊN NGUYỄN |

Hiện tại, nhiều địa phương đã lên kế hoạch tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường.

Chương trình Sữa học đường thời gian qua đã được triển khai ở nhiều tỉnh thành mặc dù còn gặp một số khó khăn như vấn đề kinh phí, phụ huynh còn lo lắng về chất lượng sữa, quá trình triển khai... Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, chương trình này đang tiếp tục triển khai cho năm học mới với kỳ vọng sẽ giúp phát triển cải thiện thể lực và tầm vóc cho thế hệ tương lai của đất nước.

Tại Khánh Hoà, Sở GDĐT đã quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng sữa năm học 2020-2021. Tổng mức đầu tư là gần 3,5 tỉ đồng. Quy mô dự án là cung cấp sữa tươi tiệt trùng có đường cho các trường mầm non thuộc địa bàn 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Trong khi đó, Sở GDĐT TPHCM cũng đang thực hiện khảo sát một số nội dung trong khuôn khổ Đề án Chương trình Sữa học đường tại 10 quận, huyện.

Nội dung trên được thực hiện theo chỉ đạo của Ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng Nhân dân TPHCM với các nội dung: Số liệu học sinh uống sữa (trong và ngoài khuôn khổ Đề án) ở bậc học mẫu giáo và mầm non, lớp 1 trên địa bàn tại thời điểm hiện nay; Số lượng trẻ uống không hết 180ml sữa/1 lần; nguyên nhân các trường không tham gia.

Đề án Chương trình Sữa học đường được triển khai tại 10 quận, huyện vùng ven ngoại thành TPHCM từ đầu năm học 2019-2020. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng Nhân dân TPHCM được công bố ngày 24.6, thực tế trong năm học chỉ được thực hiện khoảng 5 tháng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thống kê cho thấy ở học kỳ 1 có hơn 52% số học sinh thuộc đối tượng trẻ mầm non và học sinh lớp 1 tham gia. Sang học kỳ 2, còn hơn 45% trẻ tham gia uống sữa học đường (giảm khoảng 7%).

Hiện tại, số lượng sữa cung ứng cho chương trình sữa học đường còn lại trong năm học ước khoảng 8 triệu hộp. Một số đề xuất đưa số sữa này triển khai cho những tháng đầu năm học sau nếu chương trình được tiếp tục.

Là một trong những tỉnh thực hiện chương trình sớm nhất từ năm 2013, Sở GDĐT tỉnh Bắc Ninh cũng xây dựng 2 phương án triển khai cho giai đoạn 2020-2025 với tổng kinh phí dự kiến từ 985 tỉ đồng đến 1.500 tỉ đồng.

Chương trình Sữa học đường được triển khai tại 6 huyện miền núi khó khăn của tỉnh Quảng Nam từ đầu tháng 6.2020.

Theo thống kê, đến cuối năm học 2019-2020, cả nước có khoảng 25 tỉnh, thành phố thực hiện. Tuy được đánh giá là chính sách nhân văn, nhưng cũng còn một số vấn đề gây tranh cãi dư luận như việc bổ sung 3 hay 21 vi chất vào sữa học đường, giá đấu thầu...

Việc tiếp nhận, bảo quản, bàn giao sữa, tổ chức cho trẻ uống sữa còn phức tạp, mất nhiều thời gian của cán bộ giáo viên (trong khi thù lao cho việc này rất thấp) làm ảnh hưởng nhất định đến công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc xử lí vỏ sữa cũng cần nghiên cứu để tránh ảnh hưởng đến môi trường.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Học sinh thừa cân, béo phì có nên uống "sữa học đường"?

Hà Phương - Anh Nhàn |

Từ 1.11, chương trình Sữa học đường sẽ bắt đầu triển khai tại các trường của 10 quận của thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều phụ huynh lo ngại, con em béo phì thừa cân có nên tham gia chương trình Sữa học đường hay không?

Bất đồng việc bổ sung vi chất, bao giờ mới có quy chuẩn sữa học đường?

Anh Tú |

Phát ngôn của Bộ Y tế sáng 15.8 xung quanh vấn đề hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đang tiếp tục gây tranh cãi.

Tranh cãi bổ sung 3 hay 21 vi chất vào sữa học đường: Còn đang nghiên cứu

Thùy Linh |

Việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất trong Sữa học đường đang là vấn đề đang được Bộ Y tế nghiên cứu và sẽ lấy ý kiến đồng thuận cao nhất của các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để có quyết định cuối cùng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Học sinh thừa cân, béo phì có nên uống "sữa học đường"?

Hà Phương - Anh Nhàn |

Từ 1.11, chương trình Sữa học đường sẽ bắt đầu triển khai tại các trường của 10 quận của thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều phụ huynh lo ngại, con em béo phì thừa cân có nên tham gia chương trình Sữa học đường hay không?

Bất đồng việc bổ sung vi chất, bao giờ mới có quy chuẩn sữa học đường?

Anh Tú |

Phát ngôn của Bộ Y tế sáng 15.8 xung quanh vấn đề hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đang tiếp tục gây tranh cãi.

Tranh cãi bổ sung 3 hay 21 vi chất vào sữa học đường: Còn đang nghiên cứu

Thùy Linh |

Việc bổ sung 3 vi chất hay 21 vi chất trong Sữa học đường đang là vấn đề đang được Bộ Y tế nghiên cứu và sẽ lấy ý kiến đồng thuận cao nhất của các doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để có quyết định cuối cùng.